bệnh lý trẻ em – Sức Khỏe https://yhocthuongthuc.net Chuyên trang kiến thức Y khoa Sun, 26 Apr 2020 13:35:32 +0000 vi hourly 1 162709760 Bé ngủ ngáy là bình thường hay rối loạn giấc ngủ? Nguyên nhân và cách chữa https://yhocthuongthuc.net/be-ngu-ngay-la-binh-thuong-hay-roi-loan-giac-ngu-nguyen-nhan-va-cach-chua.html?utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=be-ngu-ngay-la-binh-thuong-hay-roi-loan-giac-ngu-nguyen-nhan-va-cach-chua https://yhocthuongthuc.net/be-ngu-ngay-la-binh-thuong-hay-roi-loan-giac-ngu-nguyen-nhan-va-cach-chua.html#respond Sun, 26 Apr 2020 13:35:32 +0000 https://triviet24h.vn/?p=4184 Ngủ ngáy không đơn thuần chỉ là một tật xấu mà nó là một chứng bệnh và đặc biệt nguy hiểm hơn đối với trẻ em. Vậy việc bé ngủ ngáy có sao không, khi bé ngủ ngáy phải làm sao, đây có phải là một triệu chứng cảnh báo rằng bé đang bị bệnh hay không? Nguyên nhân từ đâu và cách chữa thế nào, cùng tìm hiểu ngay nhé. 1. Trẻ ngủ ngáy có sao không? Chắc hẳn rất nhiều ba mẹ có thắc mắc trẻ em ngủ ngáy có sao không? Thực chất ngáy là hiện tượng xuất hiện bởi

Bài viết Bé ngủ ngáy là bình thường hay rối loạn giấc ngủ? Nguyên nhân và cách chữa đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sức Khỏe.

]]>
Ngủ ngáy không đơn thuần chỉ là một tật xấu mà nó là một chứng bệnh và đặc biệt nguy hiểm hơn đối với trẻ em. Vậy việc bé ngủ ngáy có sao không, khi bé ngủ ngáy phải làm sao, đây có phải là một triệu chứng cảnh báo rằng bé đang bị bệnh hay không? Nguyên nhân từ đâu và cách chữa thế nào, cùng tìm hiểu ngay nhé.

1. Trẻ ngủ ngáy có sao không?

Chắc hẳn rất nhiều ba mẹ có thắc mắc trẻ em ngủ ngáy có sao không? Thực chất ngáy là hiện tượng xuất hiện bởi sự tắc nghẽn hoặc chật hẹp trong quá trình lưu thông không khí để thở khi bé ngủ.

Với trẻ nhỏ, việc xuất hiện tình trạng trẻ ngủ hay ngáy rất có thể là dấu hiệu của bệnh nguy hiểm hơn, đặc biệt là trẻ ngủ ngáy khò khè. Hãy quan sát tình trạng của bé để biết chính xác đó là dấu hiệu bé đang mắc bệnh hay đơn thuần chỉ là ngủ ngáy bình thường để kịp thời điều trị cho bé nhé.

Nhưng bạn cũng đừng quá lo lắng, bởi vẫn có 8 – 12% trẻ em ngủ ngáy vào ban đêm, chứ không phải là dấu hiệu của bệnh lý nào.

Với những trường hợp này tình trạng ngủ ngáy sẽ theo chiều hướng tiêu cực khi trẻ đạt độ tuổi từ 2 – 8 tuổi và lớn dần sẽ cải thiện theo chiều hướng tích cực hơn.

2. Nguyên nhân chứng bé ngủ hay ngáy

Chứng ngáy ngủ ở trẻ nhỏ có nhiều nguyên nhân, tìm hiểu đúng nguyên nhân mới có thể chữa bệnh ngủ ngáy ở trẻ em hiệu quả và phù hợp nhất. Những nguyên nhân phổ biến của thường là:

  • Ngáy do bị cảm lạnh

Bé còn rất nhỏ, do đó sức đề kháng của cơ thể chưa phát triển đầy đủ để bảo vệ cơ thể bé khỏi các bệnh do môi trường gây ra. Bé sẽ rất dễ bị cảm lạnh khi thời tiết thay đổi, bố mẹ sẽ nghe thấy bé ngáy khi bé mắc các cơn cảm lạnh và kèm theo đó thường là dấu hiệu chảy nước mũi

  • Trẻ ngủ ngáy do bệnh viêm amidam

Khi bé mắc bệnh viêm amidam, chất nhày trong các hốc amidam tiết ra nhiều gây khó khăn và làm tắc nghẽn mũi của bé dẫn đến khó thở, ngủ khi ngáy. Nếu tình trạng khó thở diễn ra liên tục và kéo dài bé dễ rơi vào tình trạng thiếu oxy, oxy không còn đủ để cung cấp cho não và các cơ quan khác trong cơ thể.

Điều này gây ảnh hưởng đến sự phát triển của bé trong giai đoạn trưởng thành cả về thể chất lẫn trí tuệ. Càng về lâu dài, do quá trình há miệng để thở, bé sẽ dần có các biểu hiện tiêu cực như da xanh, môi trề ra bên ngoài, chóp mũi nhỏ dần đi,…

  • Bé ngủ ngáy liên quan đến chứng ngưng thở

Trong thời gian gần đây, các nghiên cứu khoa học cho thấy rằng có khoảng 10% trẻ em ngáy thường xuyên và khoảng 2-4% trẻ em có tình trạng ngủ ngáy hoặc ngưng thở khi ngủ. Điều này chứng minh rằng, khi trẻ ngáy lúc ngủ, rất có thể trẻ đang bị rối loạn ngưng thở.

Rối loạn ngưng thở nhẹ có thể gây ngáy khi ngủ, ở giai đoạn tiến triển tiếp theo nó có thể khiến bé ngưng thở tạm thời. Triệu chứng ngưng thở là do sự tắc nghẽn một phần hoặc hoàn toàn đường hô hấp của bé, làm ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

  • Em bé ngủ ngáy do béo phì

Lúc này các ngấn mỡ làm đường hô hấp của bé bị hạn chế, sẽ làm dẫn đến tình trạng ngáy  khi ngủ.

  • Bé cũng có thể bị ngáy do tư thế nằm

Bố mẹ nên chỉnh tư thế nằm cho bé thật thoải mái tránh trường hợp bé nằm ảnh hưởng đến quá trình hô hấp dẫn đến chứng ngủ ngáy.

Bé cũng có thể bị ngáy do tư thế nằm

3. Cách chữa chứng bé ngủ ngáy

Việc ngủ ngáy thường xuyên làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé, nhất là khi bé đang trong quá trình phát triển. Khi trẻ ngủ ngáy phải làm sao? Lúc này bố mẹ nên quan sát tình trạng và các triệu chứng kèm theo của bé thật kỹ càng. Để phát hiện và có những phương pháp điều trị cho bé thích hợp.

  • Đối với bé ngủ ngáy do cảm lạnh, mẹ nên đưa bé đến bác sĩ để được khám và điều trị thích hợp. Bạn có thể tham khảo một số bệnh viện khám chữa bệnh ngủ ngáy uy tín. Đặc biệt, mẹ cũng nên chú ý giữ ấm và cho bé ăn thức ăn còn ấm, uống nước ấm.
  • Đối với chứng ngủ ngáy do amidam hoặc hạch, bố mẹ nên đưa bé đi khám và điều trị bằng thuốc. Nếu tình trạng của bé trở nên nghiêm trọng hơn thì có thể cân nhắc việc cắt bỏ amidam và hạch.
  • Đối với chứng ngáy ngủ do sai tư thế, bố mẹ chú ý điều chỉnh tư thế cho con. Tránh các tư thế như nằm ngửa cổ làm lưỡi dốc xuống đằng sau cổ họng gây hiện tượng ngáy.

Cách chữa chứng bé ngủ ngáy tùy vào nguyên nhân của từng bé

  • Đối với những bé bị béo phì, thừa cân, thì đã đến lúc các bậc phụ huynh khuyến khích bé ăn uống điều độ, tập luyện thể dục thể thao, có chế độ học tập, vui chơi giải trí và nghĩ ngơi một các điều độ. Đặc biệt, mẹ nên hạn chế việc cho bé xem ti vi quá nhiều mà nên khuyến khích bé ra ngoài tham gia các hoạt động ngoài trời vào cuối tuần cùng với gia đình, hoặc tổ chức các buổi dã ngoại ngoài trời để bé được vui chơi.

Nếu tình trạng ngáy ngủ của bé trở nên nghiêm trọng, bạn nên sớm đưa bé đến gặp bác sĩ để có những chuẩn đoán chính xác nhất. Ngoài ra, nếu chỉ thỉnh thoảng bé ngủ ngáy thì bạn không cần phải quá lo lắng.

Bài viết Bé ngủ ngáy là bình thường hay rối loạn giấc ngủ? Nguyên nhân và cách chữa đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sức Khỏe.

]]>
https://yhocthuongthuc.net/be-ngu-ngay-la-binh-thuong-hay-roi-loan-giac-ngu-nguyen-nhan-va-cach-chua.html/feed 0 4186
Chứng ngủ ngáy ở trẻ sơ sinh nguy hiểm như thế nào? https://yhocthuongthuc.net/chung-ngu-ngay-o-tre-so-sinh-nguy-hiem-nhu-the-nao.html?utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=chung-ngu-ngay-o-tre-so-sinh-nguy-hiem-nhu-the-nao https://yhocthuongthuc.net/chung-ngu-ngay-o-tre-so-sinh-nguy-hiem-nhu-the-nao.html#respond Sun, 26 Apr 2020 13:31:36 +0000 https://triviet24h.vn/?p=4181 Chứng ngủ ngáy ở trẻ sơ sinh luôn khiến nhiều bậc cha mẹ lo lắng, không biết đây có phải là biểu hiện sinh lý bình thường hay không? Bài viết dưới đây sẽ giúp các bậc cha mẹ hiểu biết chi tiết hơn về chứng ngủ ngáy ở trẻ để có thể đưa ra những biện pháp chữa trị kịp thời. Cùng tham khảo nhé! 1. Nguyên nhân dẫn đến chứng ngủ ngáy ở trẻ sơ sinh Nguyên nhân dẫn đến chứng ngủ ngáy ở trẻ sơ sinh Nguyên nhân chính dẫn đến ngáy ngủ ở trẻ sơ sinh có thể

Bài viết Chứng ngủ ngáy ở trẻ sơ sinh nguy hiểm như thế nào? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sức Khỏe.

]]>
Chứng ngủ ngáy ở trẻ sơ sinh luôn khiến nhiều bậc cha mẹ lo lắng, không biết đây có phải là biểu hiện sinh lý bình thường hay không? Bài viết dưới đây sẽ giúp các bậc cha mẹ hiểu biết chi tiết hơn về chứng ngủ ngáy ở trẻ để có thể đưa ra những biện pháp chữa trị kịp thời. Cùng tham khảo nhé!

1. Nguyên nhân dẫn đến chứng ngủ ngáy ở trẻ sơ sinh

Nguyên nhân dẫn đến chứng ngủ ngáy ở trẻ sơ sinh

  • Nguyên nhân chính dẫn đến ngáy ngủ ở trẻ sơ sinh có thể là nghẹt mũi. Trong trường hợp này các mẹ nên làm sạch và thông mũi cho trẻ bằng cách sử dụng nước muối nhỏ mũi. Khi trẻ lớn, kích thước lỗ mũi của chúng tăng lên và tình trạng ngáy ngủ sẽ giảm dần.
  • Bé bị tắc đường thở biểu hiện ở việc ngưng thở vài dây rồi lại thở tiếp, thường xuyên thở bằng miệng. Tình trạng này rất nguy hiểm có thể dẫn đến đột tử ở trẻ nhỏ.
  • Ngoài ra, dị ứng hay viêm Amidan cũng có thể khiến bé ngáy ngủ thường xuyên nếu không có biện pháp cứu chữa kịp thời có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ sau này.
  • Trong một số trường hợp trẻ bị mắc các bệnh liên quan đến thanh quản cũng có những biểu hiện ngủ ngáy. Tùy thuộc vào tình trạng nặng, nhẹ của bệnh mà các bác sỹ có thể quyết định phương án chữa trị như sử dụng ống thở hoặc phẫu thuật.

Nếu tình trạng ngáy ngủ của trẻ sơ sinh ngày càng có xu hướng nghiêm trọng hơn ngay cả khi bạn sử dụng thuốc nhỏ thông mũi. Mẹ hãy ghi âm tiếng ngáy khi ngủ của bé và tìm đến sự trợ giúp của các bác sĩ nhi khoa để biết được nguyên nhân chính xác đồng thời có phương án điều trị cụ thể.

2. Một số biến chứng nguy hiểm khi trẻ sơ sinh ngủ ngáy

Ngủ ngáy có thể chỉ là biểu hiện sinh lý rất bình thường ở con người nếu chúng thi thoảng xuất hiện. Tuy nhiên khi ngủ ngáy kéo dài, đặc biệt là với bé sơ sinh ngủ ngáy thì đó có thể là dấu hiệu của một căn bệnh nguy hiểm nào. Vì vậy hãy chú ý bởi ngủ ngáy thường xuyên làm giảm chất lượng giấc ngủ của trẻ từ đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần.

Trẻ sơ sinh ngủ ngáy có thể dẫn đến nhiều biến chứng

  • Ngủ ngáy thường đi kèm với chứng đái dầm.
  • Bé thường xuyên có quầng thâm dưới mắt, tinh thần mệt mỏi, hoảng hốt về ban đêm….
  • Rối loạn cân nặng: tăng hoặc giảm cân một cách bất thường.
  • Ngủ ngáy có thể khiến trẻ mắc một số căn bệnh nguy hiểm về đường hô hấp, phổi hay bệnh về tim mạch.

3. Cần làm những kiểm tra nào khi bé ngáy ngủ không ngừng?

Ngoài biểu hiện ngáy ngủ thường xuyên, các chuyên gia y tế khuyến cáo cha mẹ nên cho trẻ đi khám định kỳ để phát hiện sớm những bệnh con có nguy cơ mắc phải và điều trị kịp thời.

Cha mẹ nên cho trẻ đi khám định kỳ để phát hiện sớm bệnh

Ngoài việc quan sát tần xuất ngáy, độ to của tiếng ngáy các bác sỹ có thể áp dụng một số phương pháp khám sàng lọc giấc ngủ cho trẻ như:

  • Nội soi để phát hiện những vấn đề liên quan đến đường hô hấp.
  • Xét nghiệm chức năng phổi để chắc rằng bộ phận này hoạt động binh thường.
  • Chụp CT.
  • Test MRI.

4. Cách điều trị chứng ngủ ngáy ở trẻ sơ sinh

Ngủ ngáy thường xuyên ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ trong tương lai. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà các bác sỹ khuyên cha mẹ nên có những biện pháp điều trị hợp lý. Bạn có thể tham khảo một số phương pháp dưới đây.

Chữa bệnh ngủ ngáy cho trẻ sơ sinh cần phải cẩn thận

  • Sử dụng máy phun sương làm không khí ẩm hơn giúp bé dễ thở
  • Vệ sinh mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý trong trường hợp tắc mũi do các chất bài tiết.
  • Sử dụng dầu khuynh diệp để chấm lên trên quần áo của trẻ, hoặc xịt ra môi trường xung quanh trẻ… các chất có trong dầu khuynh diệp sẽ giúp trẻ thở dễ dàng hơn.
  • Sử dụng gối phù hợp chiều cao tiêu chuẩn từ 3 – 5 cm, đặt bé nằm nghiêng hoặc ngửa để bé dễ thở hơn. Lưu ý: tuyệt đối không để trẻ nằm sấp, bởi tư thế này có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của trẻ.
  • Hãy đảm bảo giữ ấm phần ngực, cổ của bé đặc biệt là vào mùa đông hay phòng có sử dụng điều hòa vào mùa hè để tránh trẻ bị cảm lạnh.
  • Mẹ cần đảm bảo không khí xung quanh phòng luôn sạch sẽ, trong lành, không có bụi bẩn hay khói thuốc lá, mùi hương lạ,…
  • Trong trường hợp bé có biểu hiện béo phì, mẹ cần cân bằng lại chế độ ăn uống cho bé, tránh mắc những căn bệnh nguy hiểm khác.

Lưu ý: Trong trường hợp áp dụng tất cả những phương pháp trên mà tình trạng ngáy ngủ vẫn không giảm bớt. Các mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để được khám và điều trị kịp thời.

Hy vọng với những chia sẻ trên đây có thể phần nào giúp các bậc cha mẹ hiểu được hiện tượng ngủ ngáy ở trẻ sơ sinh. Đồng thời góp phần giúp mẹ chăm sóc sức khỏe trẻ tốt hơn. Chúc bạn thành công!

Bài viết Chứng ngủ ngáy ở trẻ sơ sinh nguy hiểm như thế nào? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sức Khỏe.

]]>
https://yhocthuongthuc.net/chung-ngu-ngay-o-tre-so-sinh-nguy-hiem-nhu-the-nao.html/feed 0 4185
Bé ngủ ngáy khó thở – phải làm sao đây? https://yhocthuongthuc.net/be-ngu-ngay-kho-tho-phai-lam-sao-day.html?utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=be-ngu-ngay-kho-tho-phai-lam-sao-day https://yhocthuongthuc.net/be-ngu-ngay-kho-tho-phai-lam-sao-day.html#respond Sun, 26 Apr 2020 13:29:04 +0000 https://triviet24h.vn/?p=4178 Bé ngủ ngáy khó thở thường xuyên là một trong những biểu hiện đáng báo động về sức khỏe trẻ nhỏ. Những chia sẻ dưới đây sẽ giúp các bậc cha mẹ hiểu hơn về chứng bệnh này đồng thời có các biện pháp phòng và điều trị chứng ngủ ngáy ở trẻ một cách hiệu quả. Hãy cùng tìm hiểu nhé! 1. Triệu chứng cụ thể khi bé ngủ ngáy khó thở Ngủ ngáy có thể là biểu hiện thông thường khi cơ thể bé mệt mỏi Ngủ ngáy có thể là biểu hiện thông thường khi cơ thể bé

Bài viết Bé ngủ ngáy khó thở – phải làm sao đây? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sức Khỏe.

]]>
Bé ngủ ngáy khó thở thường xuyên là một trong những biểu hiện đáng báo động về sức khỏe trẻ nhỏ. Những chia sẻ dưới đây sẽ giúp các bậc cha mẹ hiểu hơn về chứng bệnh này đồng thời có các biện pháp phòng và điều trị chứng ngủ ngáy ở trẻ một cách hiệu quả. Hãy cùng tìm hiểu nhé!

1. Triệu chứng cụ thể khi bé ngủ ngáy khó thở

Ngủ ngáy có thể là biểu hiện thông thường khi cơ thể bé mệt mỏi

Ngủ ngáy có thể là biểu hiện thông thường khi cơ thể bé mệt mỏi hoặc mắc một số bệnh nhẹ liên quan đến đường hô hấp như ngạt mũi, gỉ mũi làm cản trở đường thở… Tuy nhiên điều này chỉ đúng trong trường hợp biểu hiện này xảy ra không thường xuyên.

Theo các nghiên cứu y tế, trẻ sơ sinh có nguy cơ mắc ngủ ngáy cao bởi thời điểm này đường thở của bé chưa hoàn thiện, bệnh lý này có thể giảm đi theo thời gian phát triển của trẻ. Tuy nhiên, khi trẻ bước vào độ tuổi 3 – 10 tuổi mà vẫn ngủ ngáy thường xuyên thì có thể là nguyên nhân mắc các bệnh lý nguy hiểm khác.

Vì vậy khi phát hiện những biểu hiện dưới đây ở trẻ, cha mẹ nên đưa bé đi khám để có những phương án điều trị kịp thời.

  • Khi ngủ, bé phát ra tiếng ngáy to, đôi khi thấy trẻ ngưng thở chốc lát khi ngủ, đôi khi đường thở bị tắc hoàn toàn. Tình trạng này diễn ra trong một thời gian dài.
  • Khi ngủ mẹ cảm nhận hơi thở bé không đều, thường xuyên bị ngắt quãng.
  • Bé hay giật mình, đồng thời ngủ không ngon dẫn đến tinh thần trẻ uể oải, thiếu tập trung, thường xuyên bị nhức đầu vào buổi sáng.
  • Trẻ có biểu hiện tăng cân đột ngột dẫn đến béo phì.
  • Đặc biệt, nếu trong gia đình có thành viên bị mắc chứng ngưng thở khi ngủ, cha mẹ cần phải lưu ý quan sát xem bé có mắc các triệu chứng trên hay không. Bởi ngủ ngáy khó thở rất có thể do di truyền.

2. Những mối nguy hiểm có thể xảy ra khi trẻ ngủ ngáy khó thở

Như đã phân tích ở trên, việc bé thường xuyên ngủ ngáy có thể là biểu hiện sinh lý thông thường cũng có thể là nguyên nhân chính gây ra các căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng.

Bé thường xuyên ngủ ngáy có thể là biểu hiện sinh lý thông thường

  • Ảnh hưởng cụ thể là làm chậm sự phát triển của trẻ cả về thể chất lẫn tinh thần.
  • Các nghiên cứu khoa học cho thấy ngủ ngáy thường xuyên có thể làm tăng sức đề kháng với insulin đồng thời khiến trẻ luôn trong trạng thái mệt mỏi, lười hoạt động thể chất dẫn đến béo phì và các bệnh lý có liên quan khác.
  • Bé ngủ ngáy khó thở, thường xuyên ngưng thở trong thời gian dài có thể dẫn đến các căn bệnh liên quan đến tim mạch.
  • Suy giảm trí nhớ và nhận thức ở trẻ từ đó cản trở quá trình thúc đẩy tư duy ở bé. Bên cạnh đó, những rối loạn về mặt hô hấp khi ngủ cũng làm tăng quá trình lão hóa hệ thần kinh ở trẻ.
  • Biến dạng khuôn mặt: Những trẻ bị ngủ ngáy thường trên khuôn mặt sẽ có sự thay đổi so với ban đầu như chóp mũi nhỏ hơn, môi vều, xương hàm trên kém phát triển, cằm nhô ra, mặt dài hơn.
  • Mắc các chứng bệnh như cao huyết áp, ung thư hay thậm chí là dẫn đến tử vong do không cung cấp đủ oxy cho cơ thể.

3. Nguyên nhân chính gây chứng ngáy ngủ ở trẻ

Bé ngủ ngáy có thể do cảm lạnh, nghẹt mũi, viêm Amidan

  • Trẻ mắc một số căn bệnh liên quan đến đường hô hấp: cảm lạnh, nghẹt mũi, viêm Amidan,… Các bệnh lý trên có thể là nguyên nhân dẫn đến hẹp, cản trở hay thậm chí làm tắc nghẽn đường hô hấp.
  • Trẻ mắc chứng sùi vòm họng làm cản trở sự lưu thông của không khí.
  • Do tư thế ngủ không đúng dẫn đến khó thở.

4. Phải làm sao khi trẻ ngủ ngáy khó thở

Nguy hiểm là thế tuy nhiên nếu các bậc cha mẹ có những biện pháp xử lý kịp thời thì bệnh có giảm bớt hay thậm chí là khỏi hẳn. Áp dụng một số phương pháp dưới đây, bạn sẽ thấy được hiệu quả đấy.

Tập thể dục rất tốt để chữa cho trẻ ngủ ngáy khó thở

  • Với trường hợp bé nhà bạn có dấu hiệu béo phì nên áp dụng chế độ dinh dưỡng hợp lý, thường xuyên cùng bé vận động, luyện tập thể chất.
  • Bạn cũng nên hạn chế khói thuốc trong phòng ngủ của bé.
  • Điều chỉnh tư thế ngủ phù hợp: Thông thường trẻ nhỏ hay có thói quen nằm sấp điều này tạo nên áp lực không nhỏ đến hệ hô hấp và các hoạt động của tim. Cách tốt nhất là nên đặt bé nằm nghiêng, đầu đặt lên gối mềm có chiều cao tiêu chuẩn từ 3 – 5 cm.
  • Luôn giữ ấm phần cổ cho trẻ, đặc biệt là với những trẻ thường xuyên mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp.
  • Ngoài ra, bạn nên đưa bé đến các cơ sở y tế uy tín gần nhất để được khám, chuẩn đoán bệnh một cách chính xác nhất. Ở đó các bác sỹ có chuyên môn cao sẽ giúp bạn đưa ra phác đồ điều trị phù hợp giúp con bạn có những giấc ngủ ngon hơn.

Bé ngủ ngáy khó thở có thể là biểu hiện của bệnh lý nguy hiểm hơn, vì vậy cha mẹ nên tìm cách điều trị phù hợp nhất giúp bé luôn khỏe mạnh phát triển.

Bài viết Bé ngủ ngáy khó thở – phải làm sao đây? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sức Khỏe.

]]>
https://yhocthuongthuc.net/be-ngu-ngay-kho-tho-phai-lam-sao-day.html/feed 0 4184
Trẻ ngủ ngáy khò khè rất to – cẩn thận bé bị rối loạn đường thở https://yhocthuongthuc.net/tre-ngu-ngay-kho-khe-rat-to-can-than-be-bi-roi-loan-duong-tho.html?utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=tre-ngu-ngay-kho-khe-rat-to-can-than-be-bi-roi-loan-duong-tho https://yhocthuongthuc.net/tre-ngu-ngay-kho-khe-rat-to-can-than-be-bi-roi-loan-duong-tho.html#respond Sun, 26 Apr 2020 13:26:54 +0000 https://triviet24h.vn/?p=4175 Giấc ngủ ngon rất quan trọng trong sự phát triển mạnh khỏe và toàn diện của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp trẻ ngủ ngáy khò khè, phát ra tiếng ngáy to, các bậc cha mẹ phải đặc biệt lưu ý vì có thể trẻ đang mắc chứng rối loạn về đường thở. 1. Bé ngủ ngáy rất to, khò khè là triệu chứng bệnh gì? Đối với trẻ ngủ ngáy to kèm theo khò khè các phụ huynh nên đặc biệt cần lưu ý. Bởi tiếng khò khè và ngáy đều liên quan đến vấn đề tổn thương

Bài viết Trẻ ngủ ngáy khò khè rất to – cẩn thận bé bị rối loạn đường thở đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sức Khỏe.

]]>
Giấc ngủ ngon rất quan trọng trong sự phát triển mạnh khỏe và toàn diện của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp trẻ ngủ ngáy khò khè, phát ra tiếng ngáy to, các bậc cha mẹ phải đặc biệt lưu ý vì có thể trẻ đang mắc chứng rối loạn về đường thở.

1. Bé ngủ ngáy rất to, khò khè là triệu chứng bệnh gì?

Đối với trẻ ngủ ngáy to kèm theo khò khè các phụ huynh nên đặc biệt cần lưu ý. Bởi tiếng khò khè và ngáy đều liên quan đến vấn đề tổn thương đường hô hấp. Bệnh về đường hô hấp đối với trẻ em là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm, nếu không có phương pháp chữa trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng lâu dài.

Để biết được trẻ đang mắc triệu chứng của căn bệnh gì, có nguy hiểm hay không, ba mẹ nên theo dõi tình trạng của bé. Chú ý để phát hiện được các trường hợp nguy hiểm để kịp thời đưa trẻ đến bệnh viện để khám và chữa trị.

  • Viêm amidan

Trẻ ngủ ngáy khò khè có thể là biểu hiện đầu tiên của bệnh viêm amidan. Khi amidan bị tổn thương, đường hô hấp của trẻ không còn được bảo vệ tuyệt đối khiến các tác nhân môi trường dễ dàng xâm hại đến cơ thể. Gây ra các cơn ho, kèm theo tiếng ngáy và khò khè ở trẻ. Viêm amidan khiến trẻ dễ mất sức, gây ảnh hưởng đến giấc ngủ và các hoạt động học tập, vui chơi hằng ngày.

Trẻ ngủ ngáy khò khè có thể là biểu hiện đầu tiên của bệnh viêm amidan

  • Hen suyễn

Tiếng khò khè ở trẻ là một trong những dấu hiệu đầu tiên chẩn đoán trẻ của bạn có thể mắc bệnh hen suyễn. Đây là một căn bệnh mãn tính và nguy hiểm đối với trẻ thường mắc do khói bụi ô nhiễm, khói thuốc lá…

Nếu thấy trẻ có tình trạng ho gà, thở khò khè, ngáy lớn tiếng bạn nên đưa ngay trẻ đến bệnh viện để được các bác sĩ thăm khám và kịp thời ngăn chặn căn bệnh nguy hiểm này.

  • Rối loạn thở khi ngủ

Khi bé ngủ ngáy to hay bé ngủ thở như ngáy và nếu bé ngưng thở vài giây thì có thể bé đang bị rối loạn thở khi ngủ. Nếu bạn thấy trẻ ngáy to thường xuyên kèm theo các triệu chứng khác như thở hổn hển, khụt khịt hít mạnh, đái dầm mà không giải thích được nguyên nhân, nên nghĩ đến trẻ có vấn đề về rối loạn thở trong khi ngủ.

Rối loạn thở khi ngủ ở giai đoạn đầu có thể khiến bé ngủ ngáy.

Rối loạn thở khi ngủ ở giai đoạn đầu có thể khiến bé ngủ ngáy. Ở giai đoạn sau của bệnh, bé bắt đầu có triệu chứng ngưng thở

  • Béo phì

Bé nhà bạn thừa cân và khi bé ngủ ngáy rất to. Nguyên nhân là do các lớp mỡ cộm lên gây hẹp đường hô hấp khiến không khí lưu thông khó khăn làm bé ngáy khi ngủ

  • Cảm sốt

Khi bé bị cảm, bé thường kèm theo các triệu chứng như ho, chảy nước mũi và ngủ ngáy. Trong những trường hợp này, do chảy nước mũi nên bé bị tắc, nghẹt mũi dẫn đến khó thở, điều này buộc bé phải há miệng để thở và tạo ra tiếng ngáy

  • Ngủ sai tư thế

Bé cũng có thể bị ngủ ngáy do tư thế khi ngủ. Các tư thế sai khi ngủ của bé làm chèn ép đường hô hấp của bé, làm việc lưu thông không khí, hít thở trở nên khó khăn, khiến bé ngáy.

Bé cũng có thể bị ngủ ngáy do tư thế khi ngủ.

2. Phải làm sao khi trẻ ngủ ngáy khò khè

Tình trạng trẻ ngủ ngáy khò khè kéo dài sẽ mang đến những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe của bé. Đặc biệt là trong giai đoạn phát triển, sức đề kháng của bé hoàn toàn chưa đủ khả năng để bảo vệ bé trong những tháng năm đầu đời.

Bố mẹ nên quan sát kĩ các biểu hiện của bé nhà bạn nhằm lựa chọn những phương pháp chữa trị phù hợp với tình trạng ngủ ngáy của bé.

  • Đối với bé bị rối loạn thở khi ngủ

Các bậc phụ huynh nên nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện gặp bác sĩ để có những chuẩn đoán chính xác nhất từ bác sĩ và có những phương thức điều trị phù hợp với tình trạng bệnh của bé.

Đưa bé đi khám để điều trị bé ngủ ngáy khó khè

  • Đối với bé bị béo phì.

Nếu bé nhà bạn đang trong tình trạng thừa cân thì đây là thời điểm thích hợp để bạn khuyến khích bé giảm cân bằng cách thiết lập chế độ ăn đầy đủ, hợp lí. Có chế độ tập luyện thể dục, thể thao, hoạt động ngoài trời phù hợp.

Đồng thời bố mẹ cũng cần cho bé học tập, nghỉ ngơi một cách hợp lí. Bố mẹ cũng có thể tổ chức các chuyến dã ngoại, khuyến khích bé hoạt động ngoài trời và hạn chế tối đa việc xem tivi của bé.

  • Đối với trường hợp bé ngủ ngáy rất to, có thể là do viêm amidam hay hen suyễn

Thì cha mẹ nên đưa bé đến bệnh viện chữa bệnh ngủ ngáy uy tín để bác sĩ để có những toa thuốc điều trị kịp thời cho bé. Nếu tình trạng của bé tiếp tục gia tăng, thì bố mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi đưa bé đi thực hiện phẫu thuật cắt bỏ amidam.

Với những thông tin trên chắc hẳn các bậc cha mẹ đã nhận thấy tầm quan trọng của việc trẻ ngủ ngáy khò khè có thể là biểu hiện của những bệnh lý nghiêm trọng hơn. Hãy lưu ý quan sát trẻ nhiều hơn để có những điều trị phù hợp nhất nhé.

Bài viết Trẻ ngủ ngáy khò khè rất to – cẩn thận bé bị rối loạn đường thở đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sức Khỏe.

]]>
https://yhocthuongthuc.net/tre-ngu-ngay-kho-khe-rat-to-can-than-be-bi-roi-loan-duong-tho.html/feed 0 4183
Bí quyết đơn giản làm giảm nếp nhăn vùng mắt https://yhocthuongthuc.net/bi-quyet-don-gian-lam-giam-nep-nhan-vung-mat-2.html?utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=bi-quyet-don-gian-lam-giam-nep-nhan-vung-mat-2 https://yhocthuongthuc.net/bi-quyet-don-gian-lam-giam-nep-nhan-vung-mat-2.html#respond Sun, 12 Apr 2020 14:39:21 +0000 https://triviet24h.vn/?p=3694 Những nếp nhăn vùng mắt sẽ làm cho chị em phụ nữ trông xấu và già hơn, mất tự tin trong cuộc sống thường ngày. Sau đây là một số bí quyết đơn giản dễ dàng thực hiện giúp giảm nếp nhăn vùng mắt. Ngủ đủ giấc và nằm ngủ đúng tư thế Việc ngủ đúng giờ và đủ giấc sẽ giúp cho đôi mắt thêm khỏe, và không có nếp nhăn, một ngày nên ngủ từ 7-8 tiếng là tốt nhất. Tư thế khi ngủ cũng ảnh hưởng tới sự hình thành nếp nhăn ở mắt, nằm ngủ sấp, hay nghiêng

Bài viết Bí quyết đơn giản làm giảm nếp nhăn vùng mắt đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sức Khỏe.

]]>
Những nếp nhăn vùng mắt sẽ làm cho chị em phụ nữ trông xấu và già hơn, mất tự tin trong cuộc sống thường ngày. Sau đây là một số bí quyết đơn giản dễ dàng thực hiện giúp giảm nếp nhăn vùng mắt.

  1. Ngủ đủ giấc và nằm ngủ đúng tư thế

Việc ngủ đúng giờ và đủ giấc sẽ giúp cho đôi mắt thêm khỏe, và không có nếp nhăn, một ngày nên ngủ từ 7-8 tiếng là tốt nhất. Tư thế khi ngủ cũng ảnh hưởng tới sự hình thành nếp nhăn ở mắt, nằm ngủ sấp, hay nghiêng sẽ dễ dàng gây nên những nếp nhăn trên má, mắt và cằm. Tư thế nằm tốt nhất là nằm ngửa khi ngủ.

Ngủ đủ giấc và ngủ đúng tư thế để có đôi mắt đẹp

Tránh tiếp xúc nhiềuvới ánh nắng mặt trời

Ánh nắng mặt trời vào buổi sáng sớm rất tốt cho da, nhưng ánh nắng vào lúc trưa và chiều sẽ khiến cho làn da nhanh bị lão hóa, làm xuất hiện nhiều nếp nhăn. Khi đi ra ngoài đường cần che chắn cơ thể cẩn thận và bôi kem chống nắng để tránh gây tổn thương cho làn da của bạn

Tránh việc nheo mắt thường xuyên

Khi bạn nheo mắt thường xuyên những đường rãnh trên mắt sẽ xuất hiện lâu dần hình thành các nếp nhăn nơi vùng mắt, vì vậy hãy dần từ bỏ thói quen nheo mắt và khi đi ra đường nên mang theo kính râm để tránh ánh nắng mặt trời khiến bạn phải nheo mắt.

Không nên nheo mắt hoặc để mắt tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời

Sử dụng kem dưỡng da

Kem dưỡng da giúp cho da có chứa các vitamin E, C giúp làn da tránh được các ảnh hưởng xấu từ ánh nắng mặt trời, làm mờ các đốm đen, giảm các nếp nhăn trên da, đặc biệt là vùng mắt. Nên chọn lựa loại kem dưỡng da sao cho phù hợp với loại da của mình tránh gây dị ứng với da.

  1. Chế độ ăn hợp lý

Chế độ ăn hợp lý đầy đủ dưỡng chất sẽ làm cho làn da căng tràn sức sống hơn, bạn nên ăn nhiều các thực phẩm tốt cho da như thịt , cá, các loại rau và hoa quả tươi. Đặc biệt nên tránh sử dụng rượu bia, thuốc lá rất có hại cho làn da của bạn.

Dùng kem dưỡng ẩm cho mắt

Thường xuyên chăm sóc mắt

Thường xuyên mát xa cho mắt bạn sẽ làm cho đôi mắt được thư giãn, giảm được các nếp nhăn. Hãy cho đôi mắt được nghỉ ngơi khi căng thẳng và không nên rửa mặt nhiều lần trong ngày sẽ làm mất đi lượng chất nhờn chung quanh mắt, làm cho mắt có nhiều nếp nhăn hơn.

N.A

Bài viết Bí quyết đơn giản làm giảm nếp nhăn vùng mắt đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sức Khỏe.

]]>
https://yhocthuongthuc.net/bi-quyet-don-gian-lam-giam-nep-nhan-vung-mat-2.html/feed 0 4138
5 loại thực phẩm tốt cho cơ thể https://yhocthuongthuc.net/5-loai-thuc-pham-tot-cho-co-the.html?utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=5-loai-thuc-pham-tot-cho-co-the https://yhocthuongthuc.net/5-loai-thuc-pham-tot-cho-co-the.html#respond Sun, 12 Apr 2020 13:35:14 +0000 https://triviet24h.vn/?p=3667 Để cân bằng cơ thể không chỉ có luyện tập thể dục thể thao hàng ngày mà còn việc cung cấp chất dinh dưỡng cũng đặc biệt quan trọng. Bạn có biết có rất nhiều loại thực phẩm tốt cho sức khỏe và đảm bảo chất dinh dưỡng hàng ngày ? 5 loại thực phẩm dưới đây rất tốt cho cơ thể mà bạn nên đưa vào bữa ăn hằng ngày : 1. Đậu xanh  Một trong những loại thực phẩm chứa nhiều vitamin nhất không thế quên được đó là đậu xanh. Bạn nên bổ sung đậu xanh và các loại thực phẩm giàu

Bài viết 5 loại thực phẩm tốt cho cơ thể đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sức Khỏe.

]]>
Để cân bằng cơ thể không chỉ có luyện tập thể dục thể thao hàng ngày mà còn việc cung cấp chất dinh dưỡng cũng đặc biệt quan trọng.

Bạn có biết có rất nhiều loại thực phẩm tốt cho sức khỏe và đảm bảo chất dinh dưỡng hàng ngày ? 5 loại thực phẩm dưới đây rất tốt cho cơ thể mà bạn nên đưa vào bữa ăn hằng ngày :

1. Đậu xanh

 Một trong những loại thực phẩm chứa nhiều vitamin nhất không thế quên được đó là đậu xanh. Bạn nên bổ sung đậu xanh và các loại thực phẩm giàu chất xơ khác vào bữa ăn hằng ngày bởi nó có thể giúp bạn giảm cân mà không cần ăn kiêng. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, chất xơ có trong đậu xanh có khả năng hập thụ lượng chất béo thừa và loại bỏ cholesterol trong cơ thể. Ngăn ngừa các chứng bệnh tim mạch và huyết áp đặc biệt với người cao tuổi.

Đậu xanh chứa nhiều vitamin tốt cho cơ thể

2. Cá hồiCá hồi rất giàu axit béo  omega 3 – giúp  cơ thể ngăn ngừa ung thư da, thận, bệnh tim mạch  và giảm huyết áp,… Hơn nữa, nó còn rất tốt cho hệ thần kinh  giúp  tăng cường trí nhớ và thư giãn sau một ngày làm việc mệt mỏi.

5 loại thực phẩm tốt cho cơ thể

3.Qủa việt quất

Quất là loại quả giàu chất chống oxy hóa, phytonutrient, chất xơKhi ăn loại quả này  giúp bạn giảm nguy cơ mắc các chứng bệnh thần, nguy cơ bị sa sút trí nhớ, giảm cân, chữa béo phì…

4. Dưa hấu

Dưa hấu chứa rất nhiều nước.  Nó là nguồn cung cấp rất nhiều vitamin C và A ,chất chống oxy hóa… tốt cho sức khỏe và giúp cơ thể tránh mất nước. Hơn nữa dưa hấu còn có tác dụng giải khát, thanh nhiệt. Ăn một lượng dưa hấu vừa đủ còn có thể làm giảm mỡ máu, lưu thông mạch máu và cũng có tác dụng ngăn ngừa ung thư, giảm các bệnh về tim mạch. Ngoài ra, chúng ta có thể bổ sung thêm nước cho cơ thể bằng các loại thực phẩm khác chứa như: dưa chuột, rau xanh và dâu tây.

Dưa hấu chứa nhiều nước và các loại vitamin

5. Cà chua

Cà chua là loại quả rất giàu vitamin C,  giúp cơ thể chống lại các căn bệnh như phát ban, mụn trứng cá và làm cho làn da sáng đẹp hơn.Vì vậy, bạn nên bổ sung cà chua trong bữa ăn để tăng cường vitamin C và chống lại quá trình lão hóa của cơ thể. Ngoài ra, cà chua còn có nhiều công dụng trong việc làm đẹp da và giảm cân.

Bài viết 5 loại thực phẩm tốt cho cơ thể đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sức Khỏe.

]]>
https://yhocthuongthuc.net/5-loai-thuc-pham-tot-cho-co-the.html/feed 0 4129
Vài lưu ý cho mẹ khi điều trị ho trẻ em https://yhocthuongthuc.net/vai-luu-y-cho-me-khi-dieu-tri-ho-tre-em.html?utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=vai-luu-y-cho-me-khi-dieu-tri-ho-tre-em https://yhocthuongthuc.net/vai-luu-y-cho-me-khi-dieu-tri-ho-tre-em.html#respond Sun, 12 Apr 2020 13:23:48 +0000 https://triviet24h.vn/?p=3664 Để trị ho trẻ em đúng cách không phải cha mẹ nào cũng trang bị cho mình đầy đủ các kiến thức cần thiết. Vì vậy, bài viết này sẽ chia sẻ với các bạn một vài điều nên lưu ý trong quá trình chữa ho ở trẻ. Khi trẻ bị ho, đặc biệt là lúc ngủ, các bố mẹ nên chú ý giữ cho đầu bé cao lên bằng cách hãy cho bé nằm trên 1 chiếc gối để giúp bé dễ thở hơn. Ngoài ra, các bố mẹ cũng có thể cho bé uống nhiều nước để giúp trị

Bài viết Vài lưu ý cho mẹ khi điều trị ho trẻ em đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sức Khỏe.

]]>
Để trị ho trẻ em đúng cách không phải cha mẹ nào cũng trang bị cho mình đầy đủ các kiến thức cần thiết. Vì vậy, bài viết này sẽ chia sẻ với các bạn một vài điều nên lưu ý trong quá trình chữa ho ở trẻ.

Khi trẻ bị ho, đặc biệt là lúc ngủ, các bố mẹ nên chú ý giữ cho đầu bé cao lên bằng cách hãy cho bé nằm trên 1 chiếc gối để giúp bé dễ thở hơn. Ngoài ra, các bố mẹ cũng có thể cho bé uống nhiều nước để giúp trị ho trẻ em. Bởi uống nhiều nước sẽ khiến làm loãng đờm ở cổ họng của trẻ, giúp trẻ bớt đau rát, dịu họng và giảm ho nhanh.

Nên giữ cho bé ngủ đúng tư thế giúp tránh được ho cho trẻ

Trong lúc ngủ, sức đề kháng của trẻ yếu dần đi, cộng với điều kiện nhiệt độ về đêm thường giảm nên bé hay bị ho. Vì vậy, để trị ho trẻ em bạn nên chú ý giữ ấm cho bé, không nên để bé bị nhiễm lạnh do đổ mồ hôi khi ngủ, hoặc phòng ngủ phải kín gió, phải giữ ấm cổ cho bé,…

Nên giữ ấm cho trẻ khi thời tiết giao mùa dễ làm trẻ bị ho nhiều hơn

Nếu trẻ đã bị ho nhẹ bạn có thể dùng quất hay húng chanh hấp nóng với mật ong rồi cho bé uống trước khi đi ngủ sẽ giúp điều trị ho trẻ em khá hiệu quả. Ngược lại, nếu bé bị ho nặng thì nên cho bé đi khám để được các bác sỹ kiểm tra và điều trị kịp thời. Chú ý không nên cho trẻ uống thuốc bừa bãi vì sẽ rất nguy hiểm đối với sức khỏe cũng như tính mạng của trẻ.

N.A

Bài viết Vài lưu ý cho mẹ khi điều trị ho trẻ em đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sức Khỏe.

]]>
https://yhocthuongthuc.net/vai-luu-y-cho-me-khi-dieu-tri-ho-tre-em.html/feed 0 4128
Vài chú ý khi chăm sóc răng miệng ở trẻ https://yhocthuongthuc.net/vai-chu-y-khi-cham-soc-rang-mieng-o-tre.html?utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=vai-chu-y-khi-cham-soc-rang-mieng-o-tre https://yhocthuongthuc.net/vai-chu-y-khi-cham-soc-rang-mieng-o-tre.html#respond Sun, 12 Apr 2020 13:22:22 +0000 https://triviet24h.vn/?p=3661 Chăm sóc răng miệng ở trẻ là vấn đề mà nhiều bậc phụ huynh thường ít để tâm đến. Điều này càng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng ở trẻ em hơn. Vì vậy, để trẻ có hàm răng chắc khỏe thì các bố mẹ nên chú ý một số các vấn đề sau: Trẻ bắt đầu mọc răng từ tháng thứ 6 và mọc hoàn thiện hàm răng sữa của mình lúc 2 tuổi. Vì vậy, khi bé lên 1tuổi nếu chưa thấy bé nhú chiếc răng nào thì các bậc cha mẹ nên đưa

Bài viết Vài chú ý khi chăm sóc răng miệng ở trẻ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sức Khỏe.

]]>
Chăm sóc răng miệng ở trẻ là vấn đề mà nhiều bậc phụ huynh thường ít để tâm đến. Điều này càng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng ở trẻ em hơn. Vì vậy, để trẻ có hàm răng chắc khỏe thì các bố mẹ nên chú ý một số các vấn đề sau:

Trẻ bắt đầu mọc răng từ tháng thứ 6 và mọc hoàn thiện hàm răng sữa của mình lúc 2 tuổi. Vì vậy, khi bé lên 1tuổi nếu chưa thấy bé nhú chiếc răng nào thì các bậc cha mẹ nên đưa trẻ đi khám để các bác sĩ kiểm tra và có biện pháp hỗ trợ điều trị kịp thời. Đồng thời, để chăm sóc răng miệng cho trẻ thì đây cũng là thời kì bé nên được đưa đi khám răng lần đầu tiên và sau đó cứ định kì 6 tháng lại khám một lần.

Cho trẻ đi khám răng định kì

Khi trẻ được khoảng 18 tháng tuổi, bạn nên tập cho trẻ tự chải răng để ngăn ngừa bệnh sâu răng. Tuy nhiên, lúc này vì trẻ vẫn chưa đủ khéo léo và sự tập trung nên bố mẹ có thể hướng dẫn cũng như giúp đỡ bé trong việc chăm sóc răng miệng của mình.

Tập cho trẻ thói quen đánh răng hàng ngày

Khi cho trẻ đánh răng, bạn nên chú ý liều lượng kem đánh răng vừa phải để không gây bỏng miệng của trẻ vì tác hại của các thành phần có trong kem đánh răng. Đồng thời, bạn nên chọn loại kem đánh răng cũng như mùi vị mà bé thích sẽ giúp bé không sợ đánh răng.

Không nên cho trẻ ăn quá nhiều đồ ngọt

Ngoài ra, để chăm sóc răng miệng ở trẻ bạn nên tránh cho con dùng đồ ngọt quá nhiều. Hoặc nếu trẻ ăn đồ ngọt xong hãy yêu cầu trẻ đi chải răng để vi khuẩn trong thức ăn không bám lại ở răng và từ đó phòng tránh được bệnh sâu răng.

N.A

Bài viết Vài chú ý khi chăm sóc răng miệng ở trẻ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sức Khỏe.

]]>
https://yhocthuongthuc.net/vai-chu-y-khi-cham-soc-rang-mieng-o-tre.html/feed 0 4127
Tư vấn dinh dưỡng trẻ em còi xương https://yhocthuongthuc.net/tu-van-dinh-duong-tre-em-coi-xuong.html?utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=tu-van-dinh-duong-tre-em-coi-xuong https://yhocthuongthuc.net/tu-van-dinh-duong-tre-em-coi-xuong.html#respond Sun, 12 Apr 2020 13:20:46 +0000 https://triviet24h.vn/?p=3658 Những tư vấn dinh dưỡng trẻ em còi xương sẽ giúp các bậc phụ huynh thay đổi chế độ ăn để cho bé phát triển toàn diện. Dưới đây là một số tư vấn dinh dưỡng trẻ em còi xương: – Để bé phát triển cân đối, cha mẹ nhất thiết phải cho bé ăn đủ 4 nhóm thực phẩm là bột đường, chất đạm, chất béo và các loại vitamin, khoáng chất. Chất bột đường có nhiều trong các loại ngũ cốc, rau quả. Chât đạm có trong các loại trứng, sữa, thịt, cá…Chất béo có trong các loại thịt động vật, cá.

Bài viết Tư vấn dinh dưỡng trẻ em còi xương đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sức Khỏe.

]]>
Những tư vấn dinh dưỡng trẻ em còi xương sẽ giúp các bậc phụ huynh thay đổi chế độ ăn để cho bé phát triển toàn diện.

Dưới đây là một số tư vấn dinh dưỡng trẻ em còi xương:

– Để bé phát triển cân đối, cha mẹ nhất thiết phải cho bé ăn đủ 4 nhóm thực phẩm là bột đường, chất đạm, chất béo và các loại vitamin, khoáng chất. Chất bột đường có nhiều trong các loại ngũ cốc, rau quả. Chât đạm có trong các loại trứng, sữa, thịt, cá…Chất béo có trong các loại thịt động vật, cá. Trong khi đó, nhóm vitamin và khoáng chất thường có trong các loại sữa, trái cây, rau củ.

Cá giàu chất đạm

– Theo các chuyện gia tư vấn dinh dưỡng trẻ em còi xương nên cho trẻ ăn nhiều chất đạm vì chất đạm là chất đóng vai trò trong việc giúp trẻ tăng nhanh cân nặng và chiều cao.

Ngoài ra, Cha mẹ cũng nên cho con ăn nhiều rau, củ, quả. Vì chúng chứa nhiều vi chất dinh dưỡng giúp trẻ hệ thần kinh, hệ xương của bé phát triển. Rau, củ, quả còn giàu chất xơ giúp hệ tiêu hóa của bé hoạt động tốt hơn từ đó giúp bé ăn ngon miệng và hấp thụ nhanh hơn.

Rau củ quả giàu vitamin

– Cha mẹ cũng nên cho bé uống các loại sữa vì sữa chứa nhiều canxi có loạicho chiều cao của bé.

– Cũng theo các chuyên gia tư vấn dinh dưỡng trẻ em, đối với trẻ bị còi xương cha mẹ cần tăng số bữa ăn trong ngày. Ngoài 3 bữa chính nên cho trẻ ăn thêm từ 2-3 bữa phụ. Các bữa phụ có thể là sữa, bánh quy, phôi mai, trái cây…Đối với 3 bữa ăn chính nên tăng lượng thức ăn trong mỗi bữa.

– Cần bổ sung những dưỡng chất như vitamin, lysin, kẽm từ thuốc…cho trẻ biếng ăn trẻ không bị thiếu chất và phát triển bình thường.

TT

Bài viết Tư vấn dinh dưỡng trẻ em còi xương đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sức Khỏe.

]]>
https://yhocthuongthuc.net/tu-van-dinh-duong-tre-em-coi-xuong.html/feed 0 4126
Triệu chứng của bệnh tự kỷ https://yhocthuongthuc.net/trieu-chung-cua-benh-tu-ky.html?utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=trieu-chung-cua-benh-tu-ky https://yhocthuongthuc.net/trieu-chung-cua-benh-tu-ky.html#respond Sun, 12 Apr 2020 13:18:25 +0000 https://triviet24h.vn/?p=3655 Trẻ em mắc bệnh tự kỷ thường có khả năng giao tiếp hạn chế, kém hòa nhập với môi trường sống xung quanh, bạn bè và xã hội. Nhận biết được các nguyên nhân cũng như triệu chứng bệnh tự kỷ ở trẻ sẽ giúp bạn có cách điều trị hiệu quả.  Bệnh tự kỷ ở trẻ thường liên quan đến sự rối loạn về nhận thức và hành vi thần kinh. Điều này được thể hiện qua sự sút kém trong khả năng hoà nhập xã hội, khó khăn trong giao tiếp, và biểu lộ những chu kỳ hành

Bài viết Triệu chứng của bệnh tự kỷ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sức Khỏe.

]]>
Trẻ em mắc bệnh tự kỷ thường có khả năng giao tiếp hạn chế, kém hòa nhập với môi trường sống xung quanh, bạn bè và xã hội. Nhận biết được các nguyên nhân cũng như triệu chứng bệnh tự kỷ ở trẻ sẽ giúp bạn có cách điều trị hiệu quả.

 Bệnh tự kỷ ở trẻ thường liên quan đến sự rối loạn về nhận thức và hành vi thần kinh. Điều này được thể hiện qua sự sút kém trong khả năng hoà nhập xã hội, khó khăn trong giao tiếp, và biểu lộ những chu kỳ hành vi hạn chế lặp đi lặp lại. Sau đây là các triệu chứng bệnh tự kỷ thường thấy ở trẻ:

– Thời gian đầu trẻ mắc bệnh tự kỷ các bậc phụ huynh thường không phát hiện ra được. Chỉ khi trẻ đã được 1 tuổi thì các biểu hiện tự kỷ của trẻ mới dần thể hiện rõ nét.

Trẻ bị tự kỷ thường khó chịu với các âm thanh

– Khó khăn trong ngôn ngữ: Trẻ bị tự kỷ thường rất khó khăn khi nói hoặc rất ghét nói. Thậm chí khi đã 2 tuổi bé vẫn không thể nói được từ đôi. Hoặc đôi khi, bé vẫn có thể nói nhưng các nội dung thường không liên quan gì đến môi trường, hoàn cảnh xung quanh.

– Không thích giao lưu, kết bạn với ai mà chỉ thích độc thoại

– Khi trẻ bị tự kỷ, sự tập trung chú ý cực kỳ ngắn hoặc không có.

Trẻ bị tự kỷ thường chỉ thích 1 loại đồ vật nào đó

– Trẻ không thể hồi đáp khi được gọi tên.

– Các triệu chứng bệnh tự kỷ thường gặp khác là luôn có những hành vi kỳ quái như tự đập đầu, cào cấu, đánh, nói nhảm và hành hạ người thân, muốn ở một mình.

– Trẻ cũng thường lặp đi lặp lại một số hành vi hoặc cử động cơ thể nhất định nào đó khi có dấu hiệu của bệnh tự kỷ.

– Một số biểu hiện như thường xuyên ăn vạ, sợ đến những nơi lạ hoặc gặp người lạ và rất nhạy cảm với một số âm thanh hoặc mùi vị nào đó.

Trẻ bị tự kỷ thường sợ tiếp xúc với người lạ

– Trẻ thường ghét việc phải thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày

– Ngoài ra, rối loạn ăn uống, tiêu hóa cũng là triệu chứng bệnh tự kỷ thường thấy ở trẻ.

Nếu bạn thấy con em mình xuất hiện nhiều các triệu chứng như ở trên thì hãy nghĩ đến việc bé đã mắc bệnh tự kỷ và nên cho bé đi khám để biết kết quả chính xác. Đồng thời kiên trì dạy trẻ trong giao tiếp cũng như lối sống sinh hoạt hàng ngày để giảm dần và giúp trẻ thoát khỏi chứng tự kỷ.

N.A 

Bài viết Triệu chứng của bệnh tự kỷ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sức Khỏe.

]]>
https://yhocthuongthuc.net/trieu-chung-cua-benh-tu-ky.html/feed 0 4125