Chứng ngủ ngáy ở trẻ sơ sinh nguy hiểm như thế nào?

Chứng ngủ ngáy ở trẻ sơ sinh luôn khiến nhiều bậc cha mẹ lo lắng, không biết đây có phải là biểu hiện sinh lý bình thường hay không? Bài viết dưới đây sẽ giúp các bậc cha mẹ hiểu biết chi tiết hơn về chứng ngủ ngáy ở trẻ để có thể đưa ra những biện pháp chữa trị kịp thời. Cùng tham khảo nhé!

1. Nguyên nhân dẫn đến chứng ngủ ngáy ở trẻ sơ sinh

Nguyên nhân dẫn đến chứng ngủ ngáy ở trẻ sơ sinh

  • Nguyên nhân chính dẫn đến ngáy ngủ ở trẻ sơ sinh có thể là nghẹt mũi. Trong trường hợp này các mẹ nên làm sạch và thông mũi cho trẻ bằng cách sử dụng nước muối nhỏ mũi. Khi trẻ lớn, kích thước lỗ mũi của chúng tăng lên và tình trạng ngáy ngủ sẽ giảm dần.
  • Bé bị tắc đường thở biểu hiện ở việc ngưng thở vài dây rồi lại thở tiếp, thường xuyên thở bằng miệng. Tình trạng này rất nguy hiểm có thể dẫn đến đột tử ở trẻ nhỏ.
  • Ngoài ra, dị ứng hay viêm Amidan cũng có thể khiến bé ngáy ngủ thường xuyên nếu không có biện pháp cứu chữa kịp thời có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ sau này.
  • Trong một số trường hợp trẻ bị mắc các bệnh liên quan đến thanh quản cũng có những biểu hiện ngủ ngáy. Tùy thuộc vào tình trạng nặng, nhẹ của bệnh mà các bác sỹ có thể quyết định phương án chữa trị như sử dụng ống thở hoặc phẫu thuật.

Nếu tình trạng ngáy ngủ của trẻ sơ sinh ngày càng có xu hướng nghiêm trọng hơn ngay cả khi bạn sử dụng thuốc nhỏ thông mũi. Mẹ hãy ghi âm tiếng ngáy khi ngủ của bé và tìm đến sự trợ giúp của các bác sĩ nhi khoa để biết được nguyên nhân chính xác đồng thời có phương án điều trị cụ thể.

2. Một số biến chứng nguy hiểm khi trẻ sơ sinh ngủ ngáy

Ngủ ngáy có thể chỉ là biểu hiện sinh lý rất bình thường ở con người nếu chúng thi thoảng xuất hiện. Tuy nhiên khi ngủ ngáy kéo dài, đặc biệt là với bé sơ sinh ngủ ngáy thì đó có thể là dấu hiệu của một căn bệnh nguy hiểm nào. Vì vậy hãy chú ý bởi ngủ ngáy thường xuyên làm giảm chất lượng giấc ngủ của trẻ từ đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần.

Trẻ sơ sinh ngủ ngáy có thể dẫn đến nhiều biến chứng

  • Ngủ ngáy thường đi kèm với chứng đái dầm.
  • Bé thường xuyên có quầng thâm dưới mắt, tinh thần mệt mỏi, hoảng hốt về ban đêm….
  • Rối loạn cân nặng: tăng hoặc giảm cân một cách bất thường.
  • Ngủ ngáy có thể khiến trẻ mắc một số căn bệnh nguy hiểm về đường hô hấp, phổi hay bệnh về tim mạch.

3. Cần làm những kiểm tra nào khi bé ngáy ngủ không ngừng?

Ngoài biểu hiện ngáy ngủ thường xuyên, các chuyên gia y tế khuyến cáo cha mẹ nên cho trẻ đi khám định kỳ để phát hiện sớm những bệnh con có nguy cơ mắc phải và điều trị kịp thời.

Cha mẹ nên cho trẻ đi khám định kỳ để phát hiện sớm bệnh

Ngoài việc quan sát tần xuất ngáy, độ to của tiếng ngáy các bác sỹ có thể áp dụng một số phương pháp khám sàng lọc giấc ngủ cho trẻ như:

  • Nội soi để phát hiện những vấn đề liên quan đến đường hô hấp.
  • Xét nghiệm chức năng phổi để chắc rằng bộ phận này hoạt động binh thường.
  • Chụp CT.
  • Test MRI.

4. Cách điều trị chứng ngủ ngáy ở trẻ sơ sinh

Ngủ ngáy thường xuyên ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ trong tương lai. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà các bác sỹ khuyên cha mẹ nên có những biện pháp điều trị hợp lý. Bạn có thể tham khảo một số phương pháp dưới đây.

Chữa bệnh ngủ ngáy cho trẻ sơ sinh cần phải cẩn thận

  • Sử dụng máy phun sương làm không khí ẩm hơn giúp bé dễ thở
  • Vệ sinh mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý trong trường hợp tắc mũi do các chất bài tiết.
  • Sử dụng dầu khuynh diệp để chấm lên trên quần áo của trẻ, hoặc xịt ra môi trường xung quanh trẻ… các chất có trong dầu khuynh diệp sẽ giúp trẻ thở dễ dàng hơn.
  • Sử dụng gối phù hợp chiều cao tiêu chuẩn từ 3 – 5 cm, đặt bé nằm nghiêng hoặc ngửa để bé dễ thở hơn. Lưu ý: tuyệt đối không để trẻ nằm sấp, bởi tư thế này có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của trẻ.
  • Hãy đảm bảo giữ ấm phần ngực, cổ của bé đặc biệt là vào mùa đông hay phòng có sử dụng điều hòa vào mùa hè để tránh trẻ bị cảm lạnh.
  • Mẹ cần đảm bảo không khí xung quanh phòng luôn sạch sẽ, trong lành, không có bụi bẩn hay khói thuốc lá, mùi hương lạ,…
  • Trong trường hợp bé có biểu hiện béo phì, mẹ cần cân bằng lại chế độ ăn uống cho bé, tránh mắc những căn bệnh nguy hiểm khác.

Lưu ý: Trong trường hợp áp dụng tất cả những phương pháp trên mà tình trạng ngáy ngủ vẫn không giảm bớt. Các mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để được khám và điều trị kịp thời.

Hy vọng với những chia sẻ trên đây có thể phần nào giúp các bậc cha mẹ hiểu được hiện tượng ngủ ngáy ở trẻ sơ sinh. Đồng thời góp phần giúp mẹ chăm sóc sức khỏe trẻ tốt hơn. Chúc bạn thành công!

Related Posts

Add Comment