Bé ngủ ngáy là bình thường hay rối loạn giấc ngủ? Nguyên nhân và cách chữa

Ngủ ngáy không đơn thuần chỉ là một tật xấu mà nó là một chứng bệnh và đặc biệt nguy hiểm hơn đối với trẻ em. Vậy việc bé ngủ ngáy có sao không, khi bé ngủ ngáy phải làm sao, đây có phải là một triệu chứng cảnh báo rằng bé đang bị bệnh hay không? Nguyên nhân từ đâu và cách chữa thế nào, cùng tìm hiểu ngay nhé.

1. Trẻ ngủ ngáy có sao không?

Chắc hẳn rất nhiều ba mẹ có thắc mắc trẻ em ngủ ngáy có sao không? Thực chất ngáy là hiện tượng xuất hiện bởi sự tắc nghẽn hoặc chật hẹp trong quá trình lưu thông không khí để thở khi bé ngủ.

Với trẻ nhỏ, việc xuất hiện tình trạng trẻ ngủ hay ngáy rất có thể là dấu hiệu của bệnh nguy hiểm hơn, đặc biệt là trẻ ngủ ngáy khò khè. Hãy quan sát tình trạng của bé để biết chính xác đó là dấu hiệu bé đang mắc bệnh hay đơn thuần chỉ là ngủ ngáy bình thường để kịp thời điều trị cho bé nhé.

Nhưng bạn cũng đừng quá lo lắng, bởi vẫn có 8 – 12% trẻ em ngủ ngáy vào ban đêm, chứ không phải là dấu hiệu của bệnh lý nào.

Với những trường hợp này tình trạng ngủ ngáy sẽ theo chiều hướng tiêu cực khi trẻ đạt độ tuổi từ 2 – 8 tuổi và lớn dần sẽ cải thiện theo chiều hướng tích cực hơn.

2. Nguyên nhân chứng bé ngủ hay ngáy

Chứng ngáy ngủ ở trẻ nhỏ có nhiều nguyên nhân, tìm hiểu đúng nguyên nhân mới có thể chữa bệnh ngủ ngáy ở trẻ em hiệu quả và phù hợp nhất. Những nguyên nhân phổ biến của thường là:

  • Ngáy do bị cảm lạnh

Bé còn rất nhỏ, do đó sức đề kháng của cơ thể chưa phát triển đầy đủ để bảo vệ cơ thể bé khỏi các bệnh do môi trường gây ra. Bé sẽ rất dễ bị cảm lạnh khi thời tiết thay đổi, bố mẹ sẽ nghe thấy bé ngáy khi bé mắc các cơn cảm lạnh và kèm theo đó thường là dấu hiệu chảy nước mũi

  • Trẻ ngủ ngáy do bệnh viêm amidam

Khi bé mắc bệnh viêm amidam, chất nhày trong các hốc amidam tiết ra nhiều gây khó khăn và làm tắc nghẽn mũi của bé dẫn đến khó thở, ngủ khi ngáy. Nếu tình trạng khó thở diễn ra liên tục và kéo dài bé dễ rơi vào tình trạng thiếu oxy, oxy không còn đủ để cung cấp cho não và các cơ quan khác trong cơ thể.

Điều này gây ảnh hưởng đến sự phát triển của bé trong giai đoạn trưởng thành cả về thể chất lẫn trí tuệ. Càng về lâu dài, do quá trình há miệng để thở, bé sẽ dần có các biểu hiện tiêu cực như da xanh, môi trề ra bên ngoài, chóp mũi nhỏ dần đi,…

  • Bé ngủ ngáy liên quan đến chứng ngưng thở

Trong thời gian gần đây, các nghiên cứu khoa học cho thấy rằng có khoảng 10% trẻ em ngáy thường xuyên và khoảng 2-4% trẻ em có tình trạng ngủ ngáy hoặc ngưng thở khi ngủ. Điều này chứng minh rằng, khi trẻ ngáy lúc ngủ, rất có thể trẻ đang bị rối loạn ngưng thở.

Rối loạn ngưng thở nhẹ có thể gây ngáy khi ngủ, ở giai đoạn tiến triển tiếp theo nó có thể khiến bé ngưng thở tạm thời. Triệu chứng ngưng thở là do sự tắc nghẽn một phần hoặc hoàn toàn đường hô hấp của bé, làm ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

  • Em bé ngủ ngáy do béo phì

Lúc này các ngấn mỡ làm đường hô hấp của bé bị hạn chế, sẽ làm dẫn đến tình trạng ngáy  khi ngủ.

  • Bé cũng có thể bị ngáy do tư thế nằm

Bố mẹ nên chỉnh tư thế nằm cho bé thật thoải mái tránh trường hợp bé nằm ảnh hưởng đến quá trình hô hấp dẫn đến chứng ngủ ngáy.

Bé cũng có thể bị ngáy do tư thế nằm

3. Cách chữa chứng bé ngủ ngáy

Việc ngủ ngáy thường xuyên làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé, nhất là khi bé đang trong quá trình phát triển. Khi trẻ ngủ ngáy phải làm sao? Lúc này bố mẹ nên quan sát tình trạng và các triệu chứng kèm theo của bé thật kỹ càng. Để phát hiện và có những phương pháp điều trị cho bé thích hợp.

  • Đối với bé ngủ ngáy do cảm lạnh, mẹ nên đưa bé đến bác sĩ để được khám và điều trị thích hợp. Bạn có thể tham khảo một số bệnh viện khám chữa bệnh ngủ ngáy uy tín. Đặc biệt, mẹ cũng nên chú ý giữ ấm và cho bé ăn thức ăn còn ấm, uống nước ấm.
  • Đối với chứng ngủ ngáy do amidam hoặc hạch, bố mẹ nên đưa bé đi khám và điều trị bằng thuốc. Nếu tình trạng của bé trở nên nghiêm trọng hơn thì có thể cân nhắc việc cắt bỏ amidam và hạch.
  • Đối với chứng ngáy ngủ do sai tư thế, bố mẹ chú ý điều chỉnh tư thế cho con. Tránh các tư thế như nằm ngửa cổ làm lưỡi dốc xuống đằng sau cổ họng gây hiện tượng ngáy.

Cách chữa chứng bé ngủ ngáy tùy vào nguyên nhân của từng bé

  • Đối với những bé bị béo phì, thừa cân, thì đã đến lúc các bậc phụ huynh khuyến khích bé ăn uống điều độ, tập luyện thể dục thể thao, có chế độ học tập, vui chơi giải trí và nghĩ ngơi một các điều độ. Đặc biệt, mẹ nên hạn chế việc cho bé xem ti vi quá nhiều mà nên khuyến khích bé ra ngoài tham gia các hoạt động ngoài trời vào cuối tuần cùng với gia đình, hoặc tổ chức các buổi dã ngoại ngoài trời để bé được vui chơi.

Nếu tình trạng ngáy ngủ của bé trở nên nghiêm trọng, bạn nên sớm đưa bé đến gặp bác sĩ để có những chuẩn đoán chính xác nhất. Ngoài ra, nếu chỉ thỉnh thoảng bé ngủ ngáy thì bạn không cần phải quá lo lắng.

Related Posts

Add Comment