Bé ngủ ngáy khó thở – phải làm sao đây?

Bé ngủ ngáy khó thở thường xuyên là một trong những biểu hiện đáng báo động về sức khỏe trẻ nhỏ. Những chia sẻ dưới đây sẽ giúp các bậc cha mẹ hiểu hơn về chứng bệnh này đồng thời có các biện pháp phòng và điều trị chứng ngủ ngáy ở trẻ một cách hiệu quả. Hãy cùng tìm hiểu nhé!

1. Triệu chứng cụ thể khi bé ngủ ngáy khó thở

Ngủ ngáy có thể là biểu hiện thông thường khi cơ thể bé mệt mỏi

Ngủ ngáy có thể là biểu hiện thông thường khi cơ thể bé mệt mỏi hoặc mắc một số bệnh nhẹ liên quan đến đường hô hấp như ngạt mũi, gỉ mũi làm cản trở đường thở… Tuy nhiên điều này chỉ đúng trong trường hợp biểu hiện này xảy ra không thường xuyên.

Theo các nghiên cứu y tế, trẻ sơ sinh có nguy cơ mắc ngủ ngáy cao bởi thời điểm này đường thở của bé chưa hoàn thiện, bệnh lý này có thể giảm đi theo thời gian phát triển của trẻ. Tuy nhiên, khi trẻ bước vào độ tuổi 3 – 10 tuổi mà vẫn ngủ ngáy thường xuyên thì có thể là nguyên nhân mắc các bệnh lý nguy hiểm khác.

Vì vậy khi phát hiện những biểu hiện dưới đây ở trẻ, cha mẹ nên đưa bé đi khám để có những phương án điều trị kịp thời.

  • Khi ngủ, bé phát ra tiếng ngáy to, đôi khi thấy trẻ ngưng thở chốc lát khi ngủ, đôi khi đường thở bị tắc hoàn toàn. Tình trạng này diễn ra trong một thời gian dài.
  • Khi ngủ mẹ cảm nhận hơi thở bé không đều, thường xuyên bị ngắt quãng.
  • Bé hay giật mình, đồng thời ngủ không ngon dẫn đến tinh thần trẻ uể oải, thiếu tập trung, thường xuyên bị nhức đầu vào buổi sáng.
  • Trẻ có biểu hiện tăng cân đột ngột dẫn đến béo phì.
  • Đặc biệt, nếu trong gia đình có thành viên bị mắc chứng ngưng thở khi ngủ, cha mẹ cần phải lưu ý quan sát xem bé có mắc các triệu chứng trên hay không. Bởi ngủ ngáy khó thở rất có thể do di truyền.

2. Những mối nguy hiểm có thể xảy ra khi trẻ ngủ ngáy khó thở

Như đã phân tích ở trên, việc bé thường xuyên ngủ ngáy có thể là biểu hiện sinh lý thông thường cũng có thể là nguyên nhân chính gây ra các căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng.

Bé thường xuyên ngủ ngáy có thể là biểu hiện sinh lý thông thường

  • Ảnh hưởng cụ thể là làm chậm sự phát triển của trẻ cả về thể chất lẫn tinh thần.
  • Các nghiên cứu khoa học cho thấy ngủ ngáy thường xuyên có thể làm tăng sức đề kháng với insulin đồng thời khiến trẻ luôn trong trạng thái mệt mỏi, lười hoạt động thể chất dẫn đến béo phì và các bệnh lý có liên quan khác.
  • Bé ngủ ngáy khó thở, thường xuyên ngưng thở trong thời gian dài có thể dẫn đến các căn bệnh liên quan đến tim mạch.
  • Suy giảm trí nhớ và nhận thức ở trẻ từ đó cản trở quá trình thúc đẩy tư duy ở bé. Bên cạnh đó, những rối loạn về mặt hô hấp khi ngủ cũng làm tăng quá trình lão hóa hệ thần kinh ở trẻ.
  • Biến dạng khuôn mặt: Những trẻ bị ngủ ngáy thường trên khuôn mặt sẽ có sự thay đổi so với ban đầu như chóp mũi nhỏ hơn, môi vều, xương hàm trên kém phát triển, cằm nhô ra, mặt dài hơn.
  • Mắc các chứng bệnh như cao huyết áp, ung thư hay thậm chí là dẫn đến tử vong do không cung cấp đủ oxy cho cơ thể.

3. Nguyên nhân chính gây chứng ngáy ngủ ở trẻ

Bé ngủ ngáy có thể do cảm lạnh, nghẹt mũi, viêm Amidan

  • Trẻ mắc một số căn bệnh liên quan đến đường hô hấp: cảm lạnh, nghẹt mũi, viêm Amidan,… Các bệnh lý trên có thể là nguyên nhân dẫn đến hẹp, cản trở hay thậm chí làm tắc nghẽn đường hô hấp.
  • Trẻ mắc chứng sùi vòm họng làm cản trở sự lưu thông của không khí.
  • Do tư thế ngủ không đúng dẫn đến khó thở.

4. Phải làm sao khi trẻ ngủ ngáy khó thở

Nguy hiểm là thế tuy nhiên nếu các bậc cha mẹ có những biện pháp xử lý kịp thời thì bệnh có giảm bớt hay thậm chí là khỏi hẳn. Áp dụng một số phương pháp dưới đây, bạn sẽ thấy được hiệu quả đấy.

Tập thể dục rất tốt để chữa cho trẻ ngủ ngáy khó thở

  • Với trường hợp bé nhà bạn có dấu hiệu béo phì nên áp dụng chế độ dinh dưỡng hợp lý, thường xuyên cùng bé vận động, luyện tập thể chất.
  • Bạn cũng nên hạn chế khói thuốc trong phòng ngủ của bé.
  • Điều chỉnh tư thế ngủ phù hợp: Thông thường trẻ nhỏ hay có thói quen nằm sấp điều này tạo nên áp lực không nhỏ đến hệ hô hấp và các hoạt động của tim. Cách tốt nhất là nên đặt bé nằm nghiêng, đầu đặt lên gối mềm có chiều cao tiêu chuẩn từ 3 – 5 cm.
  • Luôn giữ ấm phần cổ cho trẻ, đặc biệt là với những trẻ thường xuyên mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp.
  • Ngoài ra, bạn nên đưa bé đến các cơ sở y tế uy tín gần nhất để được khám, chuẩn đoán bệnh một cách chính xác nhất. Ở đó các bác sỹ có chuyên môn cao sẽ giúp bạn đưa ra phác đồ điều trị phù hợp giúp con bạn có những giấc ngủ ngon hơn.

Bé ngủ ngáy khó thở có thể là biểu hiện của bệnh lý nguy hiểm hơn, vì vậy cha mẹ nên tìm cách điều trị phù hợp nhất giúp bé luôn khỏe mạnh phát triển.

Related Posts

Add Comment