Triệu chứng của bệnh tự kỷ

Trẻ em mắc bệnh tự kỷ thường có khả năng giao tiếp hạn chế, kém hòa nhập với môi trường sống xung quanh, bạn bè và xã hội. Nhận biết được các nguyên nhân cũng như triệu chứng bệnh tự kỷ ở trẻ sẽ giúp bạn có cách điều trị hiệu quả.

 Bệnh tự kỷ ở trẻ thường liên quan đến sự rối loạn về nhận thức và hành vi thần kinh. Điều này được thể hiện qua sự sút kém trong khả năng hoà nhập xã hội, khó khăn trong giao tiếp, và biểu lộ những chu kỳ hành vi hạn chế lặp đi lặp lại. Sau đây là các triệu chứng bệnh tự kỷ thường thấy ở trẻ:

– Thời gian đầu trẻ mắc bệnh tự kỷ các bậc phụ huynh thường không phát hiện ra được. Chỉ khi trẻ đã được 1 tuổi thì các biểu hiện tự kỷ của trẻ mới dần thể hiện rõ nét.

Trẻ bị tự kỷ thường khó chịu với các âm thanh

– Khó khăn trong ngôn ngữ: Trẻ bị tự kỷ thường rất khó khăn khi nói hoặc rất ghét nói. Thậm chí khi đã 2 tuổi bé vẫn không thể nói được từ đôi. Hoặc đôi khi, bé vẫn có thể nói nhưng các nội dung thường không liên quan gì đến môi trường, hoàn cảnh xung quanh.

– Không thích giao lưu, kết bạn với ai mà chỉ thích độc thoại

– Khi trẻ bị tự kỷ, sự tập trung chú ý cực kỳ ngắn hoặc không có.

Trẻ bị tự kỷ thường chỉ thích 1 loại đồ vật nào đó

– Trẻ không thể hồi đáp khi được gọi tên.

– Các triệu chứng bệnh tự kỷ thường gặp khác là luôn có những hành vi kỳ quái như tự đập đầu, cào cấu, đánh, nói nhảm và hành hạ người thân, muốn ở một mình.

– Trẻ cũng thường lặp đi lặp lại một số hành vi hoặc cử động cơ thể nhất định nào đó khi có dấu hiệu của bệnh tự kỷ.

– Một số biểu hiện như thường xuyên ăn vạ, sợ đến những nơi lạ hoặc gặp người lạ và rất nhạy cảm với một số âm thanh hoặc mùi vị nào đó.

Trẻ bị tự kỷ thường sợ tiếp xúc với người lạ

– Trẻ thường ghét việc phải thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày

– Ngoài ra, rối loạn ăn uống, tiêu hóa cũng là triệu chứng bệnh tự kỷ thường thấy ở trẻ.

Nếu bạn thấy con em mình xuất hiện nhiều các triệu chứng như ở trên thì hãy nghĩ đến việc bé đã mắc bệnh tự kỷ và nên cho bé đi khám để biết kết quả chính xác. Đồng thời kiên trì dạy trẻ trong giao tiếp cũng như lối sống sinh hoạt hàng ngày để giảm dần và giúp trẻ thoát khỏi chứng tự kỷ.

N.A 

Related Posts

Add Comment