Giấc ngủ ngon rất quan trọng trong sự phát triển mạnh khỏe và toàn diện của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp trẻ ngủ ngáy khò khè, phát ra tiếng ngáy to, các bậc cha mẹ phải đặc biệt lưu ý vì có thể trẻ đang mắc chứng rối loạn về đường thở.
1. Bé ngủ ngáy rất to, khò khè là triệu chứng bệnh gì?
Đối với trẻ ngủ ngáy to kèm theo khò khè các phụ huynh nên đặc biệt cần lưu ý. Bởi tiếng khò khè và ngáy đều liên quan đến vấn đề tổn thương đường hô hấp. Bệnh về đường hô hấp đối với trẻ em là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm, nếu không có phương pháp chữa trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng lâu dài.
Để biết được trẻ đang mắc triệu chứng của căn bệnh gì, có nguy hiểm hay không, ba mẹ nên theo dõi tình trạng của bé. Chú ý để phát hiện được các trường hợp nguy hiểm để kịp thời đưa trẻ đến bệnh viện để khám và chữa trị.
- Viêm amidan
Trẻ ngủ ngáy khò khè có thể là biểu hiện đầu tiên của bệnh viêm amidan. Khi amidan bị tổn thương, đường hô hấp của trẻ không còn được bảo vệ tuyệt đối khiến các tác nhân môi trường dễ dàng xâm hại đến cơ thể. Gây ra các cơn ho, kèm theo tiếng ngáy và khò khè ở trẻ. Viêm amidan khiến trẻ dễ mất sức, gây ảnh hưởng đến giấc ngủ và các hoạt động học tập, vui chơi hằng ngày.
Trẻ ngủ ngáy khò khè có thể là biểu hiện đầu tiên của bệnh viêm amidan
- Hen suyễn
Tiếng khò khè ở trẻ là một trong những dấu hiệu đầu tiên chẩn đoán trẻ của bạn có thể mắc bệnh hen suyễn. Đây là một căn bệnh mãn tính và nguy hiểm đối với trẻ thường mắc do khói bụi ô nhiễm, khói thuốc lá…
Nếu thấy trẻ có tình trạng ho gà, thở khò khè, ngáy lớn tiếng bạn nên đưa ngay trẻ đến bệnh viện để được các bác sĩ thăm khám và kịp thời ngăn chặn căn bệnh nguy hiểm này.
- Rối loạn thở khi ngủ
Khi bé ngủ ngáy to hay bé ngủ thở như ngáy và nếu bé ngưng thở vài giây thì có thể bé đang bị rối loạn thở khi ngủ. Nếu bạn thấy trẻ ngáy to thường xuyên kèm theo các triệu chứng khác như thở hổn hển, khụt khịt hít mạnh, đái dầm mà không giải thích được nguyên nhân, nên nghĩ đến trẻ có vấn đề về rối loạn thở trong khi ngủ.
Rối loạn thở khi ngủ ở giai đoạn đầu có thể khiến bé ngủ ngáy.
Rối loạn thở khi ngủ ở giai đoạn đầu có thể khiến bé ngủ ngáy. Ở giai đoạn sau của bệnh, bé bắt đầu có triệu chứng ngưng thở
- Béo phì
Bé nhà bạn thừa cân và khi bé ngủ ngáy rất to. Nguyên nhân là do các lớp mỡ cộm lên gây hẹp đường hô hấp khiến không khí lưu thông khó khăn làm bé ngáy khi ngủ
- Cảm sốt
Khi bé bị cảm, bé thường kèm theo các triệu chứng như ho, chảy nước mũi và ngủ ngáy. Trong những trường hợp này, do chảy nước mũi nên bé bị tắc, nghẹt mũi dẫn đến khó thở, điều này buộc bé phải há miệng để thở và tạo ra tiếng ngáy
- Ngủ sai tư thế
Bé cũng có thể bị ngủ ngáy do tư thế khi ngủ. Các tư thế sai khi ngủ của bé làm chèn ép đường hô hấp của bé, làm việc lưu thông không khí, hít thở trở nên khó khăn, khiến bé ngáy.
Bé cũng có thể bị ngủ ngáy do tư thế khi ngủ.
2. Phải làm sao khi trẻ ngủ ngáy khò khè
Tình trạng trẻ ngủ ngáy khò khè kéo dài sẽ mang đến những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe của bé. Đặc biệt là trong giai đoạn phát triển, sức đề kháng của bé hoàn toàn chưa đủ khả năng để bảo vệ bé trong những tháng năm đầu đời.
Bố mẹ nên quan sát kĩ các biểu hiện của bé nhà bạn nhằm lựa chọn những phương pháp chữa trị phù hợp với tình trạng ngủ ngáy của bé.
- Đối với bé bị rối loạn thở khi ngủ
Các bậc phụ huynh nên nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện gặp bác sĩ để có những chuẩn đoán chính xác nhất từ bác sĩ và có những phương thức điều trị phù hợp với tình trạng bệnh của bé.
Đưa bé đi khám để điều trị bé ngủ ngáy khó khè
- Đối với bé bị béo phì.
Nếu bé nhà bạn đang trong tình trạng thừa cân thì đây là thời điểm thích hợp để bạn khuyến khích bé giảm cân bằng cách thiết lập chế độ ăn đầy đủ, hợp lí. Có chế độ tập luyện thể dục, thể thao, hoạt động ngoài trời phù hợp.
Đồng thời bố mẹ cũng cần cho bé học tập, nghỉ ngơi một cách hợp lí. Bố mẹ cũng có thể tổ chức các chuyến dã ngoại, khuyến khích bé hoạt động ngoài trời và hạn chế tối đa việc xem tivi của bé.
- Đối với trường hợp bé ngủ ngáy rất to, có thể là do viêm amidam hay hen suyễn
Thì cha mẹ nên đưa bé đến bệnh viện chữa bệnh ngủ ngáy uy tín để bác sĩ để có những toa thuốc điều trị kịp thời cho bé. Nếu tình trạng của bé tiếp tục gia tăng, thì bố mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi đưa bé đi thực hiện phẫu thuật cắt bỏ amidam.
Với những thông tin trên chắc hẳn các bậc cha mẹ đã nhận thấy tầm quan trọng của việc trẻ ngủ ngáy khò khè có thể là biểu hiện của những bệnh lý nghiêm trọng hơn. Hãy lưu ý quan sát trẻ nhiều hơn để có những điều trị phù hợp nhất nhé.