Những Biểu Hiện Của Bệnh Viêm Ống Thận Cấp

Viêm ống thận cấp thường là do ngộ độc chì, thuỷ ngân, sunfamit khiến người bệnh không đái được, urê máu cao, nước tiểu có protein, nhiều hồng cầu, bạch cầu trụ hình hạt. Một số chất khác gây viêm ống thận nhiễm độc như asen, tetraclorua, axit oxatic, phosphocacbon, axit clohydric, axit nitric, cantarit, pyramydon naptol, clorofoc, vitamin D2 :
 
 

Nguyên Nhân Của Viêm Ống Thận Cấp

 
1.Ngộ độc:
 
Do Thuốc: 
 
– Kháng sinh (các loại Polymicin, gentamicin)
 
– Sunfamit
 
– Iot cản quang để tiêm tĩnh mạch chụp X.quang
 
Do Hóa chất thường dùng:
 
– Cồn Mêtylic
 
– Tetrachlorua cacbon
 
– Thủy ngân, Bismut.
 
Do Độc tố sinh vật:
 
– Mật cá trắm, cá mè
 
– Mật cóc
 
Do Sốc :
 
* Sốc do giảm thể tích máu:
 
– Sau mổ, chấn thương.
 
– Bỏng rộng.
 
– Mất nước theo đường tiêu hóa.
 
* Sốc do nhiễm khuẩn, nhiễm độc.
 
* .Sốc do suy tim cấp.
 
* Do tan máu:
 
– Truyền nhầm nhóm máu.
 
– Nhiễm ký sinh trùng (sốt rét).
 
– Nhiễm khuẩn máu.
 
* Dị ứng (quá mẫn): Penicilin, Rifampycin, Sunfamit.
 

Triệu Chứng Viêm Ống Thận Cấp 

 
– Giai đoạn khởi đầu: Là giai đoạn tấn công của tác nhân gây bệnh, nhanh hay chậm tùy theo từng nguyên nhân.
 
– Giai đoạn đái ít – vô niệu:
 
– Lượng nước tiểu giảm dần dưới 500ml/ ngày rồi vô niệu, bệnh nhân không có nước tiểu hoặc thông đái cả ngày cũng chỉ có vài giọt đến 5 – 10ml. Có hội chứng tăng u rê máu: Rối loạn tiêu hóa (nôn, ỉa lỏng).
 
– Kích thích vật vã, co giật, hôn mê, rối loạn nhịp thở, nhịp tim nhanh hay chậm, huyết áp không cao hoặc cao vừa.
 
Trong giai đoạn này làm xét nghiệm thấy:
 
– Nước tiểu có Protein, hồng cầu, bạch cầu, U rê niệu giảm.
 
– U rê máu tăng, creatini tăng, Kali máu tăng, Natri máu giảm.
 
+ Giai đoạn đái nhiều: Nước tiểu lúc đầu đục, sau trong, số lượng tăng dần có thể 3 – 4 lít/ ngày nhưng u rê máu và Creatini vẫn tăng và U rê niệu vẫn giảm do khả năng cô đọng của ống thận chưa hồi phục, bệnh nhân có thể chết do U rê máu cao.
 
+ .Giai đoạn phục hồi: Nước tiểu trong, các rối loạn về sinh hóa và chức năng thận dần dần trở về bình thường: U rê máu và Creatinin máu giảm dần, bệnh nhân ngày càng cảm thấy dễ chịu và khỏi hẳn không để lại di chứng.
 
* Tiến triển và biến chứng của viêm ống thận cấp :
 
Bệnh diễn biến qua 4 giai đoạn như đã nêu trên. Trong quá trình đó, có thể gây biến chứng:
 
– Phù não gây những cơn co giật.
 
– Phù phổi cấp.
 
– Trụy tim mạch.
 
Tiên lượng bệnh ngày nay nói chung là tốt nếu được điều trị sớm và hợp lý.
 
Phương pháp lọc máu ngoài thận đã giảm tỷ lệ tử vong xuống rất nhiều.
 
Nếu tiến triển tốt bệnh nhân khỏi hẳn không để lại di chứng. Tuy nhiên, chức năng thận phục hồi chậm trong vài tháng.
 

Điều Trị Bệnh Viêm Ống Thận Cấp

 
Phương hướng điều trị 
 
1. Chế độ ăn uống:
 
– Ăn ít đạm và nhiều chất có năng lượng bằng Glucid và lipit.
 
– Không ăn thức ăn nhiều Kali như rau, quả.
 
– Hạn chế muối và nước, ngày chỉ dùng 500 – 700 ml nước.
 
2. Chống rối loạn điện giải và toan máu: bằng dung dịch Natricacbonat 14%o
 
3. Chống sốc: bằng truyền máu tươi, truyền dung dịch Glucose 5% (không quá 1 lít/ 24h), tốt nhất là do áp lực tĩnh mạch trung tâm và theo dõi lượng nước tiểu để tính lượng dung dịch có thể truyền.
 
4. Chống vô niệu: dùng lợi tiểu mạnh, ít độc (Furosemit, lasix). Nếu có dấu hiệu mất nước và tụt huyết áp phải bù dịch và nâng huyết áp trước khi dùng.
 
5. Chống bội nhiễm: Phải thận trọng khi dùng kháng sinh, đặc biệt là đối với người già.
 
6. Điều trị đặc hữu: Nếu nhiễm độc kim loại nặng thì dùng BAL (nên dùng sớm trong giai đoạn đầu).
 
7. Lọc máu ngoài thận: (lọc màng bụng, thận nhân tạo) là biện pháp tốt nhất để hạ kali máu.

Related Posts

Add Comment