Nguyên Nhân Và Triệu Chứng Viêm Bể Thận Cấp Tính

Viêm bể thận là bệnh viêm cấp tính tổ chức kẽ của thận do nguyên nhân nhiễm khuẩn, thường là nhiễm khuẩn gr (-), nhiễm khuẩn đa số theo đường ngược dòng gây viêm ở đài bể thận, vào tổ chức kẽ của thận, cũng có thể đi theo đường máu, bạch huyết .
                                 
* Vi trùng gây bệnh xâm nhập vào thận qua 4 con đường :
 
+ Truyền nhiễm ngược lên trên

Vi trùng từ ngoài đường tiết niệu đường tiết niệu đường bàng quang đường ống dẫn niệu đường bể thận đường thận.
 
+ Truyền nhiễm theo đường máu

Bất kỳ vùng truyền nhiễm ở bộ phận nào trên cơ thể như viêm amidan , viêm ngoài da, viêm phổi.v.v. điều tạo ra một lượng lớn vi trùng có thể từ máu theo vòng tuần hoàn đến thận.
 
+ Truyền nhiễm qua tuyến dịch gạch huyết

Tuyến dịch bạch huyết của thận và các khí quản xung quanh cũng như tuyến dịch bạch huyết trên toàn cơ thể đều thông lẫn nhau. Nếu một vùng nào đó có vi khuẩn, tự nhiên sẽ theo tuyến dịch bạch huyết xâm nhập vào thận.
 
+ Truyền nhiễm trực tiếp.

Nếu các tổ chức gần thận bị truyền nhiễm như bệnh viêm đại tràng , vi khuẩn từ đó có thể trực tiếp xâm nhập vào thận.
 
Người bệnh có biểu hiện sốt cao rét run, sốt cao dao động. Môi khô, lưỡi bẩn, hơi thở hôi. Thể trạng suy sụp nhanh. Có khi có nhiễm khuẩn máu kèm theo đau vùng hố lưng một bên hoặc hai bên, thường là đau âm ỉ, có khi đau dữ dội, đau lan xuống dưới; tiểu buốt, tiểu dắt, nước tiểu có màu đục như nước vo gạo, có thể có máu, mủ.
 
* Triệu chứng viêm thận bể thận cấp tính như sau :
 
+ Hội chứng bàng quang : có tiền sử đái buốt, đái rắt, đái máu, đái mủ cuối bãi trước khi có viêm thận – bể thận cấp.
 
+ Đau hông lưng:
 
– Thường đau một bên nhưng cũng có khi đau cả hai bên.
– Thường đau âm ỉ nhưng thỉnh thoảng lại có cơn đau nhiều dữ dội.
 
+ Dấu hiệu nhiễm khuẩn: sốt cao, rét run, môi khô, lưỡi bẩn, hơi thở hôi, có thể có dấu hiệu mất nước do sốt. Nặng có thể khiến sốc nhiễm khuẩn.
 
* Viêm bể thận có những loại chính như sau :
 
+ Viêm bể thận giản đơn cấp (sự phát triển đột ngột của viêm nhiễm ở thận)
 
+ Viêm bể thận mãn (một nhiễm trùng tồn tại trong thời gian dài không hết)
 
+ Bệnh lí thận trào ngược (một nhiễm trùng xảy ra khi xuất hiện tắc nghẽn)
 
Mặc dù viêm bàng quang (nhiễm trùng ở bàng quang) là phổ biến, nhưng viêm bể thận xảy ra ít thường xuyên hơn nhiều. Nguy cơ sẽ tăng lên nếu như đã từng bi viêm bàng quang, hoại tử mao mạch thận, sỏi thận, hồi lưu bàng quang niệu quản, hay bệnh lí đường tiết niệu bị nghẽn
 
Các nguy cơ mắc bệnh cũng tăng lên khi có tiề sử của nhiễm trùng đường tiết liệu định kì hay mãn tính
 
Viêm bể thận cấp có thể nặng hơn ở những người già và ở những người bị ức chế miễn dịch (ví dụ như những người bị ung thay AIDS)
 
* Biến chứng bệnh viêm bể thận :
 
– Nếu sử dụng thuốc hạ sốt thì giảm đi trong một khoảng thời gian ngắn (một vài giờ) sau đó cơn sốt lại bùng phát trở lại. Kèm theo sốt, bệnh nhân cảm thấy đau ở vùng sườn lưng, có thể đau một bên hoặc cả hai bên, thường là đau âm ỉ nhưng cũng có khi có những cơn đau dữ dội như dao đâm, cơn đau lan xuống vùng bàng quang, thậm chí lan ra cả bộ phận sinh dục ngoài. Vỗ vùng hố sườn lưng bệnh nhân có phản ứng, đau, tức, rất có giá trị nhất là khi đau một bên.
 
– Hội chứng bàng quang thường có nhưng không phải trong tất cả mọi trường hợp như đái buốt, cảm giác nóng rát, đái rắt (mót đái, phải rặn liên tục), đái đục, cũng có trường hợp đái ra máu. Trong máu, bạch cầu tăng, đa nhân trung tính tăng, có thể có nhiễm khuẩn huyết. Khi urê, creatinin máu tăng cao là có suy thận cấp hoặc đợt cấp của suy thận mạn.
 
– Ngoài ra một số bệnh nhân còn có biểu hiện chán ăn, ăn không ngon, buồn nôn, nôn, bụng trướng, cơ thể mệt mỏi rã rời. Bệnh thường tiến triển tốt và hồi phục hoàn toàn nếu được điều trị sớm, đúng thuốc sau vài ngày sẽ cắt được cơn sốt, nước tiểu trong trở lại sau 1- 2 tuần. Nhưng nếu điều trị muộn hoặc không đúng thì bệnh dễ tái phát, chuyển thành mạn tính, suy thận, hoại tử núm thận, ứ mủ thận, nhiễm khuẩn huyết, tăng huyết áp… những biến chứng này có thể làm bệnh nhân tử vong.

Related Posts

No Responses

Add Comment