Ngày nay, do áp lực công việc, học hành cùng với việc sử dụng quá nhiều thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại, ti vi khiến cho những bệnh về mắt như cận thị, viêm giác mạc, đỏ ngứa… ngày càng phổ biến.
Ngoài việc dùng thuốc để chữa trị, chúng ta có thể ngăn ngừa và bảo vệ mắt bằng việc sử dụng những loại thực phẩm rất dễ tìm.
Có thể nói ngay rằng thành phần rất quan trọng và có ảnh hưởng đến thị lực mắt chính là kẽm. Vì thế, để có thể bổ sung chất kẽm này thì các bà mẹ nên chọn những thức ăn giàu kẽm như sò biển, cá trích, gan, trứng…
Khi cơ thể thiếu vitamin B1, B2 sẽ gây viêm dây thần kinh, nhất là thần kinh thị giác, xuất huyết võng mạc hay bị chảy nước mắt, đỏ ngứa và viêm giác mạc, làm giảm thị lực nhanh chóng…
Nếu thiếu Niaxin sẽ gây ra rung giật nhãn cầu làm yếu thị giác…
Do vậy, thức ăn chứa nhiều vitamin B1 và Niaxin là các loại đậu, thịt nạc, lạc, gạo lứt, các loại rau lá xanh, đậu xanh, táo, ngô…Đặc biệt, nếu cơ thể thiếu chất Crom có liên quan đến sự hình thành chứng cận thị, vì sẽ kích thích làm nhãn cầu lồi ra.
Nguồn thức ăn chủ yếu có crom là men bia, rượu, gan động vật, thịt bò, bột mì thô, gạo lứt, đường đỏ, nước nho, nấm các loại…
Ngoài ra, cần bổ sung thêm Lutein và Zeaxanthin từ bên ngoài. Đây là hai dưỡng chất cấu tạo nên điểm vàng ở mắt, nếu chỉ bổ sung qua nguồn thực phẩm mới chỉ đáp ứng khoảng 20% nhu cầu mắt cận thị. Bạn có thể bổ sung hai dưỡng chất này qua chế phẩm cốm bổ mắt Kideye với liều dùng cho trẻ là uống 4-6 gói Kideye/ngày.