Bệnh thận nhiễm mỡ và thuốc điều trị : Khi thận bị nhiễm mỡ , người bệnh sẽ thấy tự nhiên bị phù rất đột ngột hoặc bị phù sau nhiễm khuẩn thông thường như viêm họng. Để điều trị cần kết hợp chế độ ăn hạn chế muối, ít nước, nhiều vitamin và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Sử dụng các thuốc nhóm corticoid đúng cách theo liều lượng cân nhắc để tránh biến chứng hoặc tác dụng phụ của thuốc.
Hội chứng thận hư khi các tác nhân gây bệnh lắng đọng ở cầu thận. Nhiều khi hội chứng thận hư có nguyên nhân từ việc dùng thuốc không đúng liều lượng. Khi ngừng thuốc, cầu thận có thể trở lại bình thường.
Nhìn chung bệnh về thận rất nguy hiểm và là những ca bệnh nặng cần phải được điều trị tích cực tại các cơ sở y tế. Trong cộng đồng, cần phổ biến kiến thức y học phổ thông để mọi người có ý thức bảo vệ sức khỏe, kiểm tra các dấu hiệu xét nghiệm sinh hóa, huyết học để sớm phát hiện bệnh về thận và có hướng điều trị tích cực.
Hội chứng thận nhiễm mỡ là bệnh mãn tính hay gặp ở trẻ, nhất là lứa tuổi dưới 5. Trẻ suy dinh dưỡng do mắc bệnh này là vì mất nhiều đạm qua đường tiểu . Bệnh ảnh hướng xấu đến sức khoẻ trẻ em
Bệnh thận nhiễm mỡ ở trẻ em bị suy dinh dưỡng :
Hội chứng thận hư hay còn gọi là thận nhiễm mỡ là tình trạng thận để mất đạm qua nước tiểu. Đây là một hội chứng hay gặp ở trẻ, chiếm tới 2,8% bệnh nhân nhập viện tại Bệnh viện Nhi Trung ương (Hà Nội).
Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nam nhiều hơn nữ. Ngoài biểu hiện suy dinh dưỡng, chán ăn, cơ thể trẻ còn có thể bị phù do giảm đạm trong máu… Đây là một bệnh mãn tính đòi hỏi điều trị lâu dài.
Trong giai đoạn bộc phát là giai đoạn nặng nếu không được điều trị và chăm sóc tốt, bệnh nhân có thể tử vong. Tuy nhiên, thực tế hiểu biết của người nhà bệnh nhân về hội chứng còn hạn chế.
Một nghiên cứu do nhóm tác giả thuộc Khoa thận tiết niệu (Bệnh viện Nhi Trung ương – Hà Nội) thực hiện vào cuối năm 2010 cho thấy, hầu hết người nhà bệnh nhân đều biết khi trẻ bị phù to thì cần cho trẻ ăn nhạt tuyệt đối.
Tuy nhiên, có quá nửa số họ không biết khi bệnh khởi phát trẻ phải ăn kiêng phủ tạng (gan, thận, não, tràng… ) và mỡ động vật.
Lý do là, trong hội chứng thận hư có tăng cholesterol nên việc tránh các chất gây tăng cholesterol máu là một điều quan trọng.
Đặc biệt, có đến 86% không biết phải kiêng đường khi dùng thuốc điều trị predisolon vì loại thuốc này gây tăng đường máu, đặc biệt khi dùng liều cao.
Khoảng 80% bệnh nhân mắc hội chứng này sẽ tái phát. Một số trẻ không thường xuyên, một số lại tái phát thường xuyên và gần như không ngưng được thuốc.
Tuy nhiên, hầu hết trẻ sẽ khỏi bệnh khi đến tuổi dậy thì. Bệnh thường dẫn đến các biến chứng như: nhiễm khuẩn, rối loạn nước, điện giải, thiếu dưỡng do đi tiểu nhiều protein, tắc mạch máu – ít gặp nhưng dễ tử vong. Cho đến nay y học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân gây bệnh.
*Thuốc nam điều trị thận nhiễm mỡ :
+ điều trị bằng Canh cật heo bí đao:
Nguyên liệu: bí đao 250g, cật heo 1 quả, ý dĩ, hoài sơn dược, hoàng kỳ mỗi thứ 9g, nấm hương 5 cái, nước dùng 10 ly.
Cách chế biến: Bí đao gọt vỏ, bỏ hạt, rửa sạch, cắt miếng. nấm hương bỏ cuống, rửa sạch. cật heo cắt hai, lấy bỏ phần gân trắng, rửa sạch, cắt miếng mỏng, chần qua nước sôi.
Đổ nước dùng vào nồi nấu sôi, cho hành, gừng vào rồi cho ý dĩ, hoàng kỳ và bí đao vào, dùng lửa vừa nấu khoảng 40 phút, sau đố bỏ cật heo, nấm hương, hoài sơn dược vào nấu chín, nêm gia vị là được. Món này săn không hoặc dùng cho bữa cơm đều được.
Công dụng: bổ thận, lợi thấp, hạ áp, thích hợp cho người bị hội chứng thận do thấp nhiệt bên trong, viêm, tiểu cầu thận, lưng gối mỏi nhừ, chi dưới sưng phù, cao huyết áp, choáng đầu ù tai.
+ điều trị bằng Canh hạt súng, đậu cô ve, sơn dược:
Nguyên liệu: sơn dược khô, hạt súng mỗi thứ 25g, đậu cô ve 15g, hạt sen 20g, đường trắng một ít.
Cách chế biến: lấy vác vị thuốc bỏ vào nồi, thêm vào lượng nước thích hợp, nấu chín, cho đường vào hòa tan là được. Món này dùng mỗi ngày một thang, dùng liên tiếp 5 ngày là một liệu trình.
Công dụng: kiện tỳ bổ thận, khử thấp tiêu thũng, thu nhiếp protein, thhcs hợp cho người bị hội chứng bệnh thận tù thận đều hư, hai chân sưng phù, lưng đau nhức, tiểu protein, sắc mặt trắng nhợt, tứ chi lạnh, tinh thần mệt mỏi, chán ăn.
+ điều trị bằng Canh ruột gà, thung dung, ba kích:
Nguyên liệu: ruột gà 100g, ba kích thiên 12g, nhục thung dung 15g, gừng sống vài miếng.
Cách chế biến: ruột gà làm thật sạch, cắt đoạn. ba kích thiên, nhục thung dung chia ra rửa sạch, cho vào trong túi vải, cột chặt miệng túi lại.
Lấy ruột gà và túi thuốc bỏ vào nồi đất, thêm vào lượng nước thích hợp, cho gừng và muối vào, dùng lửa lớn nấu sôi bớt lửa nấu thêm 1 giờ, vớt túi thuốc ra, nêm gia vị là được. Món này chia ra ăn hết trong ngày.
Công dụng: ấm thận, thích hợp cho người bị hội chứng bệnh thận thận dương suy hư, liệt dương, xuất tinh sớm, di tinh, hoạt tinh, đái són, ban đêm tiểu nhiều, thiếu hơi thở.
+ điều trị bằng Canh thịt gà, rễ tranh, kim anh tử:
nguyên liệu: thịt gà 300g, rễ tranh 10g, kim anh tử 15g.
Cách chế biến: rễ tranh dùng nước vo gạo ngâm 3 ngày, vớt ra. kim anh tử rửa sạch. thịt gà rửa sạch, cắt miếng, bỏ vào nồi đất, thêm vào lượng nước thích hợp, dùng lửa lớn nấu sôi, bớt lửa nấu thêm 1 giờ, cho rế tranh và kim anh tử vào, nấu thêm 1 giờ nữa, nêm gia vị là được. Món này chia ra dùng hết trong ngày.
Công dụng: bổ thận tráng dương, cố tinh, thích hợp cho người bị hội chứng bệnh thận thận dương suy hư, liệt dương, hoạt tinh, tiểu nhiều lần, tiểu nhiều hoặc đái són.
+ điều trị bằng Canh đuôi heo đậu phộng:
nguyên liệu: đuôi heo 1 cái, đậu phộng hạt 60g.
Cách chế biến: đuôi heo rửa sạch, chặt khúc nhỏ. Đậu phộng rửa sạch, cùng đuôi heo bỏ vào nồi đất, thêm vào lượng nước thích hợp, dùng lửa lớn nấu sôi, bớt lửa hầm đến khi đậu phộng mềm rụt, nêm gia vị là được. Món này chia ra dùng hết trong ngày.
Công dụng: kiện tù hòa vị, ích thận lợi thủy, thích hợp cho người bị tỳ thận đều hư do các bệnh thận lâu ngày không khỏi, triệu chứng thường thấy: sắc mặt trắng bệch, lưng đau, không có sức, chi dưới sưng phù.
+ điều trị bằng Canh đậu phộng và tỏi:
nguyên liệu: đậu phộng hạt: 150g, tỏi lớn 100g.
Cách chế biến: đậu phộng rửa sạch. tỏi lột vỏ, rửa sạch. Cho cả 2 vào nồi đất, thêm vào lượng nước thích hợp, dùng lửa lớn nấu sôi, bớt lửa hầm đến khi đậu phộng mềm rụt, nêm gia vị là được. Món này chia ra dùng hết trong ngày.
Công dụng: kiện tỳ, khử thấp, tiêu thũng, giải độc, thích hợp cho người bị phù thũng do bệnh thận, tỳ hư thấp thanh, triệu chứng thường thấy: tứ chi nặng nề, chi dưới sưng phù, ăn uống không ngon, tinh thần mệt mỏi, khó tiểu.
+ điều trị bằng Cháo phục linh đậu đỏ:
Nguyên kiệu: phục linh 25g, đậu đỏ 30g, táo lớn 10 quả, gạo 100g.
cách chế biến: ngâm đậu đỏ nửa ngày, vớt ra rửa sạch, cùng phục linh, táo và gạo nấu cháo. Món này ăn thay cơm sáng và tối, nên ăn nóng.
Công dụng: hỗ trợ điều trị hội chứng bệnh thận.
+ điều trị bằng Cháo đậu đỏ rễ tranh:
Nguyên liệu: rễ tranh tươi, đậu đỏ, gạo mỗi thứ 200g.
Cách chế biến: rễ tranh rửa sạch, bỏ vào nồi thêm vào lượng nước thích hợp nấu lấy nước bỏ bã.
gạo và đậu đỏ vo sạch, đổ nước rễ tranh vào nấu cháo. Món này chia 3-4 lần ăn hết trong ngày.
Công dụng: hỗ trợ điều trị hội chứng bệnh thận…