Bệnh Sỏi Thận Ở Trẻ Em Nguyên Nhân Và Cách Phòng Ngừa

Bệnh sỏi thận ở trẻ em là một bệnh khá hiếm nhưng gần đây số bệnh nhi ngày càng tăng. Nguyên nhân chính là do chế độ ăn uống và sinh hoạt không hợp lý.
 
Người ta vẫn nghĩ bệnh thận thường xảy ra ở người lớn, nhưng thật ra tỷ lệ trẻ em hiện nay mắc bệnh thận không phải là ít. Mỗi năm tại bệnh viện Nhi Ðồng 1, Thành Phố Hồ Chí Minh có khoảng 1.400 trẻ được điều trị tại bệnh viện và khoảng 10.000 lượt trẻ bị bệnh thận được theo dõi và tái khám
 
                                                  
Nguyên Nhân Và Triệu Chứng Bệnh Sỏi Thận Ở Trẻ Em
 
sỏi thận bắt đầu với sự hình thành của các tinh thể kết tủa do thành phần hóa học trong nước tiểu hoặc quá dư hoặc không đầy đủ, đặc biệt khi trẻ nhịn tiểu lâu.
 
Ngoài yếu tố di truyền thì nguyên nhân gây sỏi thận ở trẻ thường do các bệnh gây rối loạn chuyển hóa như rối loạn enzyme, hội chứng ống thận (sỏi calci-phosphat, sỏi cystinuria), cường tuyến cận giáp, nằm bất động lâu, sỏi do tăng acide uric, sỏi calci oxalat không rõ nguồn gốc (chiếm gần 25% ca bệnh); do sỏi niệu thứ phát: nhiễm trùng tiểu do vi khuẩn tạo urease, bệnh lý tắc nghẽn đường niệu, do một số loại thuốc thải quá nhiều qua thận; do vật lạ (chỉ may, các ống dẫn lưu được đặt vào trong đường tiểu để hỗ trợ cuộc mổ tránh biến chứng).
 
Ngoài ra hiện nay, thủ phạm gây sỏi thận ở trẻ em còn do chế độ ăn không hợp lý như ăn nhiều thức ăn nhanh chứa nhiều muối, ăn, uống nhiều loại thực phẩm chức năng nhiều đạm, trẻ tiêu thụ không hết, uống ít nước, lười vận động, béo phì… Sỏi đường tiết niệu trẻ em gặp nhiều nhất là ở thận, tiếp theo là sỏi niệu quản, sỏi bàng quang.
 
Triệu chứng thường gặp là đau vùng hông lưng, tiểu ít, tiểu máu, buồn nôn, người nhợt nhạt và ra nhiều mồ hôi. Hiện tượng này thường xuất hiện nhiều ở trẻ gia đình có tiền sử bị bệnh sỏi thận. Trẻ nhỏ mắc bệnh này thường dễ bị kích thích, quấy khóc và thường xuyên nhiễm trùng tiểu biểu hiện qua triệu chứng la khóc mỗi lần đi tiểu.
 
Khi bị sỏi thận, trẻ sẽ bớt hiếu động, hạn chế đi lại hoặc nằm yên tại chỗ. Tuổi phát hiện bệnh trung bình từ 4-5 tuổi, ở bé trai nhiều hơn bé gái. Cũng có nhiều trường hợp bị bệnh nhưng lại không có triệu chứng, chỉ phát hiện sỏi thận tình cờ qua siêu âm bụng.
 

Triệu Chứng Khi Trẻ Bị Sỏi Thận

 
Trẻ bị bệnh thận thường có các dấu hiệu sau:
 
+ Phù: Sau khi ngủ dậy thấy mắt trẻ hơi sưng, vài ngày sau sưng nhiều hơn và phù ra toàn thể người, sưng phù tay chân và bụng.
 
Có những trẻ phù rất nhiều: sưng phù toàn thể người.
 
+ Tiểu ít: Ði kèm với sưng phù, thấy trẻ tiểu ít: số lượng nước tiểu giảm đi.
 
+ Tiểu đỏ: Trẻ có thể có nước tiểu màu đỏ hay màu xá xị.
 
+ Nhức đầu: Trẻ có thể bị nhức đầu do trẻ bị tăng huyết áp.
 
+Tiểu đau, tiểu đục: Trẻ có thể khi đi tiểu rất đau, và nước tiểu đục.
 
Khi thấy các dấu hiệu trên, cha mẹ các cháu cần làm gì?
 
Khi thấy cháu có các dấu hiệu khác thường trên như: sưng phù, tiểu ít, tiểu đỏ, nhức đầu, nước tiểu đục… thì phải cho cháu đi khám bệnh ở các phòng khám trẻ em ngay: Vì có những bệnh thận có thể có những biến chứng nguy hiểm trong những ngày đầu của bệnh.
 
Khi cháu đến khám bác sĩ, bác sĩ sẽ cho cháu thử một số xét nghiệm: thử nước tiểu, thử máu , có thể phải đi siêu âm, chụp phim… Mục đích của các thử nghiệm này là để xem cháu có mắc các bệnh thận không?
 

Phòng Ngừa Bệnh Sỏi Thận Ở Trẻ Em 

 
– nhắc nhở con chuyện không được nhịn tiểu, phải đi tiểu khi có cảm giác “buồn tiểu”. Nhiều bé đi học, do ở trường nhà vệ sinh quá dơ, bé sợ nên không chịu uống nước hoặc nhịn tiểu. Có khi cả buổi học ở trường cũng không hề đi tiểu. Nhiều ngày như thế có thể dẫn đến những bệnh lý về tiết niệu hoặc về thận. 
 
– Về chế độ ăn uống, như đã nhắc ở phần trên, cần cho trẻ ăn càng lạt càng tốt. Bạn đặc biệt lưu ý trong trường hợp con có dấu hiệu béo phì. Vì béo phì sẽ dễ đưa đến cao huyết áp và sẽ ảnh hưởng đến thận của trẻ về sau. Đừng cho con ăn các loại thức ăn nhanh, gà rán, bánh pizza, khoai tây chiên… vì các loại thức ăn này đều dễ gây béo phì và thường có hàm lượng muối rất cao tạo cảm giác ngon miệng, rất nguy hại cho thận của bé. 
 
– Một nhắc nhở quan trọng khác là bạn cần giữ vệ sinh cho con, vì một số bệnh ngoài da như ghẻ hay viêm họng có thể dẫn đến viêm thận. 

Related Posts

No Responses

Add Comment