Bệnh chàm sinh dục: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh chàm sinh dục là bệnh lý khó nói, khiến nhiều người e ngại do bệnh xuất hiện ở khu nhạy cảm. Vậy cụ thể bệnh chàm sinh dục là gì, nguyên nhân là do đâu và cách chữa trị thế nào? Hãy cùng tìm hiểu ngay bài viết dưới đây nhé!

Bệnh chàm sinh dục
Bệnh chàm sinh dục là gì? 
 

Bệnh chàm sinh dục là gì?

Bệnh chàm sinh dục là một căn bệnh da liễu thường gặp, có thể xảy ra ở mọi đối tượng.

Chàm là tình trạng viêm da ở lớp thượng nông làm cho mặt da xuất hiện những đám mụn nước li ti, gây ngứa ngáy và khó chịu vô cùng.

Bệnh chàm sinh dục xuất hiện tại vùng sinh sục. Bởi vậy, khi mắc bệnh do tâm lý ái ngại và xấu hổ mà nhiều người thường giấu diếm không đến bác sĩ khám và điều trị

Khi bệnh ở giai đoạn nặng, da người sẽ trở lên trầy xước, nứt toác và có thể gây chảy máu. Giống như mọi căn bệnh da liễu khác, chàm sinh dục không gây nguy hiểm tới sức khỏe người bệnh nhưng lại ảnh hưởng nặng nề tới tâm lý của người bệnh, khiến họ tự tin và e dè khi giao tiếp.

Nguyên nhân

  • Di truyền: Trong gia đình có người thân mắc bệnh chàm sinh dục thì bạn sẽ có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn người bình thường.
  • Cơ địa: Tình trạng rối loạn chức năng miễn dịch của da sẽ khiến da dễ bị tổn thương cũng là nguyên nhân mắc chàm sinh dục.
  • Dị ứng tiếp xúc: Việc tiếp xúc với hóa chất độc hại như cao su, thuốc nhuộm tóc, chất tẩy rửa,… đề có thể khiến da bị kích ứng.
  • Ma sát: Mặc quần lót chật, quần áo có chất liệu thấm hút kém sẽ làm tăng khả năng mắc bệnh chàm sinh dục.
  • Vệ sinh không đúng cách: Thói quen vệ sinh không đúng cách có thể khiến vùng kín bị trầy bước, tạo cơ hội để bệnh chàm sinh dục tấn công và phát triển.
  • Căng thẳng: Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, những bất ổn về mặt tâm lý sẽ gây tác động đến da, kể cả vùng da sinh dục.

Triệu chứng

Giống như bệnh chàm thông thường, bệnh chàm sinh dục cũng tiến triển theo từng giai đoạn và ở mỗi giai đoạn thì triệu chứng của chúng lại khác nhau, cụ thể như sau:

  • Giai đoạn 1 : Vùng da vùng kín của người bệnh có biểu hiện nổi mẩn đỏ, nóng rát và sưng tấy đi kèm với cảm giác bứt rứt, ngứa ngáy khó chịu.
  • Giai đoạn 2: Ở giai đoạn 2 này, vùng sinh dục của người bệnh bắt đầu xuất hiện mụn nước li ti mọc từng cụm ở các vùng da bị tấy đỏ. Kích thước của các mụn nước này tầm 1-2mm, khi vỡ sẽ chảy ra dịch màu vàng và có thể lan sang các khu vực lân cận.
  • Giai đoạn 3: Khi các mụn nước bị vỡ sẽ khiến huyết tương và dịch nhầy chảy ra, khi khô lại sẽ đóng thành vảy trên vùng da sinh dục. Khi lớp da này bong sẽ lộ lớp da non nhẵn bóng, màu da sẫm màu hơn so với các vùng da bên cạnh.
  • Giai đoạn 4: Bệnh chàm sinh dục càng lâu thì vùng da bị bệnh càng sẫm màu hơn, kèm theo hiện tượng nhiễm cộm, bề mặt xù xì, thô ráp.
Triệu chứng bệnh chàm sinh dục
Triệu chứng bệnh chàm sinh dục

Bệnh chàm sinh dục có nguy hiểm không?

Chàm sinh dục không phải căn bệnh truyền nhiễm, tuy nhiên nó vẫn tồn tại nhiều mối nguy hiểm cho sức khỏe cũng như sự tự tin của người bệnh.

Vùng da ở phận sinh dục vô cùng mỏng manh và nhạy cảm, khi bị chàm sẽ khiến người bệnh chịu nhiều đau đớn và khó chịu. Nguy hiểm nhất là tình trạng bệnh chàm vi khuẩn. Điều này có nghĩa là khi các vết thương hở tiếp xúc với không khí, vi khuẩn có thể thừa cơ tấn công vào cơ thể khiến người bệnh bị nhiễm trùng máu, co giật, động kinh, virus hoặc các nấm, ký sinh tấn công.

Bên cạnh đó, khi chàm sinh dục chuyển biến ở thể nặng hơn, người bệnh sẽ mất nhiều thời gian và công sức đề điều trị. Đặc biệt, bệnh có nguy cơ để lại sẹo trong trường hợp viêm nhiễm có dịch mủ, khiến người bệnh tự ti, e ngại.

Cách chữa bệnh chàm sinh dục

Bệnh chàm sinh dục phổ biến ở cả nam và nữ, khi điều trị phải tiến hành kết hợp nhiều phương pháp mới có thể kiểm soát bệnh hiệu quả. Phổ biến nhất là sử dụng các loại thuốc giảm ngứa, thuốc kháng sinh. Bệnh cạnh đó, người bệnh cũng không thể bỏ qua các bước chăm sóc tại nhà.

Thuốc chữa bệnh chàm sinh dục
Thuốc chữa bệnh chàm sinh dục

 

Thuốc chữa chàm sinh dục

 

Bệnh nhân có thể sử dụng một số loại thuốc dưới đây để điều trị:

  • Thuốc ức chế calcineurin: Có tác dụng làm thay đổi hệ thống miễn dịch của người bệnh, giúp giảm phản ứng của cơ thể đối với bệnh chàm, từ đó tình trạng viêm, sưng được kiểm soát.
  • Thuốc kháng sinh: Các loại thuốc kháng sinh có thể điều trị bệnh chàm sinh dục được kể đến như cetirizine, chlorpheniramine.
  • Kem bôi steroid: Kem bôi steroid có tác dụng chống viêm da, hạn chế ảnh của của bệnh lên da. Các sản phẩm chứa steroid ở mức độ thấp như eumovate, fucicort, elomest,…
  • Bổ sung vitamin và men vi sinh: Người bệnh nên bổ sung các loại vitamin như B, D, E hoặc các chất chống viêm, chống oxy hóa,… Nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra được các loại thuốc trên có tác động tích cực trong việc điều trị chàm da.
  • Thuốc tiêm: Khi bệnh chàm sinh dục phát triển nặng hoặc cơ thể có những phản ứng tiêu cực với thuốc đường uống, bệnh nhân sẽ cần đến liệu trình dùng thuốc tiêm. dupilumab là thuốc dạng tiêm có thể giúp người mắc bệnh chàm được cơ quản quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ phê duyệt.

 

Một số biện pháp chăm sóc bệnh chàm sinh dục tại nhà

 

  • Giữ ẩm: Việc giữ ẩm sẽ ngăn được tình trạng da khô căng, sần sùi và bong tróc, hạn chế chảy máu, nứt nẻ. Người bệnh nên giữ ẩm vùng da bị chàm bằng kèm dưỡng ẩm hoặc các loại dầu được chiết xuất từ thực vật như oline, dầu dừa,…
  • Tẩy tế bào chế: Người bệnh nên tiến hành làm sạch da 1 tuần/lần bằng cách dùng muối biển hoặc hỗn hợp đường nâu và mật ong. Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng thêm các loại tinh dầu có tính sát khuẩn tốt như tràm trà, sả chanh, bạc hà,…
  • Giữ vệ sinh: Đừng quên làm sạch vùng kín với nước ấm mỗi ngày. Sử dụng khăn mềm để lâu khô trước, tránh chà xát mạnh có thể khiến da bị trầy xước.
  • Chọn quần áo: Người bệnh nên lựa chọn các loại quần áo có chất liệu thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt như cotton sẽ giúp cải thiện tốt hơn tình trạng bệnh.
  • Thư giãn: Chơi thể thao, luyện yoga,… cũng là các cách giúp thư giãn mỗi ngày, làm giảm tối đa khả năng bệnh tái phát.

Trên đây là một số kiến thức của bệnh và cách điều trị bệnh chàm sinh dục. Hy vọng với những thông này, người bệnh sẽ trang bị cho mình những thông tin bổ ích để xử lý kịp thời khi chẳng may bị bệnh.

Related Posts

Add Comment