Bệnh chàm khô: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh chàm khô là một bệnh rất dễ phát triển khi thời tiết hanh khô, nhất là vào mùa lạnh. Người bệnh cần hiểu về nguyên nhân, triệu chứng để biết cách điều trị và phòng tái phát.

Bệnh chàm khô là gì
Bệnh chàm khô là gì?  
 

Thế nào là bệnh chàm khô?

Chàm khô hay còn biết đến với các tên gọi như bệnh eczema, bệnh á sừng. Đây là tình trạng viêm da dị ứng mạn tính, thường gặp do da bị thiếu độ ẩm, quá khô nên bị bong tróc, nứt nẻ, chảy máu.

Bệnh chàm khô thường xuất hiện ở da chân, da tay (phổ biến nhất: Lòng bàn tay, lòng bàn chân). Bệnh có tính tái phát theo mùa, đặc biệt tăng nặng vào mùa đông khi thời tiết hanh khô, độ ẩm trong không khí thấp.

Bệnh chàm khô được phân biệt với bệnh chàm ướt ở những đặc điểm sau:

  • Chàm ướt đặc trưng bởi các hạt mụn nước chứa dịch hoặc mủ dễ vỡ khi bị gãi mạnh. Lớp vảy sần thường kèm theo mủ nước. Mủ nước nếu bị vỡ sẽ gây nhiễm trùng, chảy máu.
  • Chàm khô thường phát triển theo giai đoạn, đặc trưng bởi cảm giác khô ngứa, căng da khó chịu. Ở giai đoạn cuối, lớp da sẽ bong tróc hoặc nứt thành mảng.
Hình ảnh bệnh chàm khô
Hình ảnh bệnh chàm khô

Các giai đoạn phát triển của bệnh chàm khô

Bệnh đặc trưng bởi 3 giai đoạn:

  • Giai đoạn cấp tính: Vùng da xuất hiện các vết hồng ban, phù nề, chảy dịch và đóng mài.
  • Giai đoạn bán cấp: Đặc trưng ở tình trạng da khô và nứt nẻ, cảm giác rất khó chịu.
  • Giai đoạn khô da: Người bệnh cảm thấy da khô nặng, thiếu nước, bị nứt nẻ, rất ngứa và một số trường hợp còn bị chảy máu.

Triệu chứng của bệnh chàm khô

Ở mỗi giai đoạn, bệnh chàm khô có những điểm đặc trưng về triệu chứng như sau:

Ngứa, phù nề

Ở giai đoạn mới, bề mặt da bắt đầu xuất hiện các mảng da màu hồng hơi tấy đỏ và phù nề, trên bề mặt có lớp mụn trắng li ti, ranh giới mảng da này không rõ ràng. Kèm theo đó, người bệnh có cảm giác ngứa, muốn gãi và càng gãi thì vùng da này càng phù nề thêm.

Triệu chứng bệnh chàm khô
Triệu chứng bệnh chàm khô

Da nổi mụn nước

Khi bệnh phát triển, các mụn trắng li ti bắt đầu tăng kích thước thành mụn nước chứa dịch bên trong. Mụn nước có thể tự vỡ hoặc vỡ do gãi, nặn. Sau 2-3 ngày vỡ chỗ mụn nước này sẽ hình thành các mảng chàm lớn ở thể bội nhiễm.

Tình trạng bong tróc da

Ở giai đoạn cuối, chất dịch sau khi chảy hết sẽ bắt đầu khô và đóng vảy. Dưới tác động của việc cử động, di chuyển vùng da này sẽ bị co kéo gây nứt nẻ, bong tróc và chảy máu.

Khi vùng da cũ bị bong tróc đi, lớp da non mới mỏng và nhẵn hơn sẽ dần hình thành. Tình trạng này khiến cho lớp da mới và lớp da cũ đóng vảy xen lẫn nhau khiến bề mặt da xù xì, thô ráp và rất mất thẩm mỹ.

Nếu mụn nước không mọc lại thì chàm khô tróc vảy sẽ nhanh chóng hồi phục còn nếu mụn nước tiếp tục mọc thì sẽ dễ chuyển sang thể bội nhiễm khó điều trị hơn.

Các nguyên nhân gây bệnh chàm khô

Một số nguyên nhân có thể gây bệnh chàm khô có thể kể đến là:

Yếu tố cơ địa, di truyền

  • Một số người có cơ địa nhạy cảm, dễ bị dị ứng với một số chất.
  • Sự rối loạn nội tiết hoặc do rối loạn hoạt động của một trong số hệ cơ quan trong cơ thể như: Hệ tiêu hóa, bài tiết, thần kinh…
  • Bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng, hen suyễn…
  • Gia đình có người bị chàm

Yếu tố dị ứng nguyên

  • Ảnh hưởng của một số loại thuốc như: Clorocid, penicillin, streptomycin, sulfamid…
  • Dị ứng một số hóa chất như: Thuốc nhuộm, cao su, thuốc trừ sâu, thuốc nhuộm tóc, dung dịch có tính kiềm hoặc axit mạnh…
  • Sản phẩm vi sinh có cơ chế dị ứng: Nấm, vi khuẩn siêu vi
  • Một số yếu tố vật lý: Độ ẩm thấp, da thường xuyên phải cọ xát với các vật dụng khác làm tăng nguy cơ tróc vảy, tiếp xúc với ánh sáng mạnh.

Thói quen sinh hoạt

  • Người bệnh hút thuốc lá, lạm dụng bia rượu, ăn nhiều đồ ăn có tính cay nóng.
  • Vệ sinh cá nhân kém
Nguyên nhân bệnh chàm khô
Nguyên nhân bệnh chàm khô

Điều trị bệnh chàm khô như thế nào?

Theo các chuyên gia, chàm khô là một bệnh viêm da dị ứng mạn tính. Vì vậy, việc điều trị cần hết sức kiên trì. Đặc biệt, phải tìm được chính xác nguyên nhân gây bệnh để có phương án hạn chế và tránh tiếp xúc thì khả năng điều trị dứt điểm sẽ cao hơn, hạn chế tái phát.

Theo HealthLine, nguyên tắc điều trị chàm khô trước hết cần ngăn chặn triệu chứng ngứa và khô da. Theo đó, một số loại thuốc bôi da giúp dưỡng ẩm dưới đây có thể được chỉ định:

  • Giai đoạn cấp tính: Ở giai đoạn này cần dùng dung dịch có tính sát trùng như Milian, Eosin 2%.
  • Giai đoạn bán cấp: Da bắt đầu quá trình khô và nứt nên cần dùng kem có chứa corticoid nhẹ như Ellome hoặc Eumovate trong thời gian không quá 10 ngày.
  • Giai đoạn khô da: Giai đoạn này da bị khô trầm trọng nên cần dùng thuốc hoặc kem bôi giúp làm mềm và cung cấp độ ẩm cao như Ellgy, Softerin.

Một số loại thuốc toàn thân có tác dụng giảm ngứa, an thần khi tình trạng ngứa tăng nặng được chỉ định như: hismanal,trexyl allergy, astelong, histalong, chlopheniramin…

Thuốc chữa bệnh chàm khô
Thuốc chữa bệnh chàm khô

Một số loại thuốc chống mẫn cảm, vitamin C liều cao cũng có thể được chỉ định để ngăn ngừa các yếu tố dị ứng nguyên gây bệnh.

Một số lưu ý khi điều trị bệnh chàm khô tại nhà

  • Dưỡng ẩm: Là yếu tố cốt lõi và biện pháp giúp giảm khô da do chàm gây ra. Người bệnh sau khi tắm nên sử dụng kem dưỡng ẩm ngay trên da khi còn ẩm. Các loại dưỡng ẩm dạng kem với thành phần dầu cao được ưu tiên sử dụng. Nếu da nhạy cảm thì dùng dưỡng ẩm dạng mỡ, bôi trước khi đi ngủ.
  • Dùng thuốc đặc trị corticosteroid: Một số loại kem hydrocortisone có độ bền thấp như Cortaid hoặc Nutracort được chỉ định. Tuy nhiên, chỉ nên dùng trên vùng da tổn thương tối đa 2 lần/ngày và không dùng trong thời gian dài.
  • Thuốc kháng Histamin: Điển hình là Diphenhydramine (Benadryl) – dùng đường uống có khả năng giảm triệu chứng, an thần nhẹ.

Chú ý: Trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc tân dược nào điều trị bệnh chàm khô, người bệnh cũng cần phải tham vấn ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa da liễu để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.

Trên đây là những thông tin quan trọng về bệnh chàm khô, hy vọng đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích nhất. Chúc bạn luôn khỏe mạnh!

Related Posts

Add Comment