Bệnh chân tay miệng ở trẻ – nguyên nhân và cách điều trị

Bệnh chân tay miệng ở trẻ em là một trong các căn bệnh rất dễ gặp và có tính chất lây lan. Bệnh do một loại vi rút gây ra và cần được điều trị kịp thời để tránh các biến chứng nguy hiểm về sau như viêm màng não, yếu chi, liệt mặt,… thậm chí là tử vong.

1. Nguyên nhân gây bệnh

Trẻ em dưới 3 tuổi do sức đề kháng kém nên là đối tượng dễ mắc bệnh chân tay miệng nhất. Bệnh có thể bị tái đi tái lại nhiều lần cho đến khi trẻ lên 5 tuổi mới có thể miễn dịch hoàn toàn với bệnh.

Bệnh chân tay miệng ở trẻ do vi rút gây ra và có tính chất lây truyền

Tác nhân được cho là gây bệnh chân tay miệng ở trẻ là loại vi rút Coxsackie và Enterovirus 71. Đây là loại vi rút có khả năng lây lan rất nhanh qua đường miệng. Trong những đợt dịch, bệnh có thể lây rất nhanh từ trẻ này sang trẻ khác qua các chất tiết mũi miệng, phân hay nước bọt của trẻ.

Loại vi rút này khi xâm nhập vào cơ thể qua niêm mạc miệng hay ruột vào hệ thống hạch bạch huyết, rồi từ đó phát triển rất nhanh và gây ra các tổn thương ở da và niêm mạc.

2. Biểu hiện của bệnh

Bệnh chân tay miệng ở trẻ thường biểu hiện thành các triệu chứng sau:

+ Loét miệng: xuất hiện các bóng nước có đường kính 2-3 mm, màu xám và có hình bầu dục. Ở trên niêm mạc miệng, các bóng nước này sẽ nhanh chóng bị vỡ và tạo thành các vết loét, vì vậy gây đau khi ăn hay tăng tiết nước bọt.

Các biểu hiện bệnh chân tay miệng ở trẻ

+ Bóng nước xuất hiện ở vùng mông và gối thường trên nền hồng ban.

+ Ở lòng bàn tay và bàn chân xuất hiện các vết lồi trên da, sờ có cảm giác cộn hay ẩn dưới da

3. Biến chứng của bệnh

Bệnh chân tay miệng ở trẻ nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm cho cơ thể như viêm màng não, viêm não, viêm cơ tim, liệt mềm cấp, phù phổi cấp do thần kinh. Các biến chứng này thường gây tử vong cao và diễn tiến rất nhanh có thể trong 24 giờ.

4. Phương pháp điều trị

Vệ sinh thân thể sạch sẽ cho trẻ để tránh bị nhiễm trùng

Tính tới thời điểm hiện nay chưa có một loại thuốc nào có tác dụng điều trị đặc hiệu bệnh chân tay miệng ở trẻ. Việc điều trị bệnh chủ yếu là điều trị triệu chứng. Khi phát hiện ra bệnh, bạn nên sớm đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế đảm bảo. Nếu trẻ được chỉ định chăm sóc tại nhà thì bạn cần lưu ý những điểm sau:

+ Vệ sinh răng miệng và thân thể sạch sẽ để tránh gây nhiễm trùng các bóng nước

+ Thường xuyên lau mình bằng nước ấm hoặc dùng thuốc hạ sốt để giảm đau và hạ sốt thân nhiệt

+ Tăng cường nghỉ ngơi và dinh dưỡng hợp lý. Nên cho bé ăn các loại thức ăn mềm, lỏng bên cạnh đó trẻ cũng nên uống nhiều nước lọc và nước hoa quả.

+ Tuyệt đối không được cạy vỡ các bóng nước để tránh nhiễm trùng

Related Posts

Add Comment