Sức khoẻ bà bầu tháng thứ 7

Trong tháng thứ 7 của thai kỳ, các giác quan của thai nhi được đánh thức. Trong khi đó, người mẹ có thể gặp phải một số vấn đề về sức khoẻ không mong muốn như:

– Giãn tĩnh mạch Vulval: Những tĩnh mạch xuất hiện rõ ràng hơn vào giữa tháng 7 và 8, người mẹ cảm thấy nặng nề và ngứa. Có thể đau khi quan hệ tình dục nhưng tình trạng này sẽ giảm sau 3 hoặc 4 tháng sau sinh. Tránh tắm nước nóng và các gia vị mạnh như ớt, mù tạt, hạt tiêu đen, nước sốt nóng và cari

Nhiều bà bầu bị tê phù chân

– Phù nề và sưng:  Phù nề tại mắt cá chân, chân, và mặt là tình trạng phổ biến. Cơ thể phụ nữ chứa nhiều nước hơn khi mang thai. Điều tốt nhất người mẹ có thể làm là uống nhiều nước đảm bảo ít nhất 1,5 lít một ngày. Để tránh sưng, tránh mặc quần áo bó tại mắt cá chân và cổ tay. Nếu tình trạng sưng xảy ra đột ngột, hãy đi khám bác sĩ ngay lập tức.

– Đau lưng: Tình trạng này sẽ tồi tệ hơn vào những tháng cuối thai kỳ. Áp dụng đúng tư thế ngồi và đứng lên. Trong đa số các trường hợp, đau thắt lương có thể kéo dài khoảng một năm sau khi sinh. Tập thể dục nhẹ nhàng như bơi lội hoặc đi bộ sẽ giúp cải thiện tình hình.

Tháng thứ 7 của thai kỳ, bà mẹ có thể bị đau lưng

Lưu ý:

Đến cuối thai kỳ, bà mẹ có thể thường xuyên mất ngủ do tư thế nằm khó chịu và lo lắng cho sự ra đời của đứa con vì thế cần lưu ý:

– Ngủ trong phòng tối, tránh ánh sáng. Ghế sofa đôi khi thoải mái hơn chiếc giường quen thuộc. Cố gắng dành thời gian trong ngày để nghỉ ngơi: ngủ trưa.

– Chia sẻ việc nhà với người thân. Để tránh nguy cơ sinh non, người mẹ phải giữ tinh thần vui vẻ. Không đứng lâu hoặc mang vật nặng.

– Chế độ ăn: Tăng lượng calo hàng ngày đảm bảo ít nhất 2.800 calo. Ưu tiên các sản phẩm từ sữa, carbonhydrate, chắt sắt. Từ tháng thứ 5 đến tháng thứ 7, tốc độ tăng cân phải đạt 350 đến 400g/tuần. Trong tháng cuối cùng, tốc độ tăng là từ 450 – 500g/tuần.

Cần bổ sung chất dinh dưỡng hợp lý

– Kiểm tra sức khoẻ: Ở tuần thứ 28, bác sĩ sẽ đo vòng bụng để theo dõi sự phát triển của em bé. Nếu chẳng may mắc bệnh khi mang thai, cần tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ khi dùng thuốc, và cơ thể có thể sản xuất kháng thể gây hại cho em bé.

Người mẹ cũng cần được kiểm tra máu để kiểm tra nồng độ sắt. Nếu không đủ, cần bổ sung sắt để đảm bảo bổ sung đầy đủ.

D.P

Related Posts

Add Comment