Hiện nay, số phụ nữ mắc các bệnh về loãng xương cao hơn nam giới, nhất là phụ nữ sau tuổi mãn kinh. Bệnh loãng xương nếu không được chữa trị kịp thời có thể gây ra bệnh gãy xương.
Tỷ lệ phu nữ mắc bệnh loãng xương nhiều hơn nam giới
Bệnh loãng xương phát triển khá thầm lặng, chỉ bùng phát khi gặp biến cố gãy xương khi va chạm nhẹ. Những phụ nữ sau tuổi mãn kinh có tỷ lệ bị nhiều nhất do cơ thể không còn sản sinh hormone estrogen giúp xương phát triển vững chắc. Đôi khi gặp những va chạm nhỏ như: trượt chân, va tay chân..cũng có thể gãy xương cổ tay, cổ chân…Tuổi càng cao nguy cơ gãy xương càng cao hơn, năng nhất là gãy xương đùi phải thực hiện nhiều các phẫu thuật phức tạp. Tuy nhiên, bệnh loãng xương có thể phòng tránh bằng các biện pháp ăn sau:
Bổ sung thực phẩm nhiều vitamin D và caxi cho ữa ăn hàng ngày
– Ăn uống: bổ sung nhiều thực phẩm có chứa viatmin D và caxi D cho cơ thể là phương pháp tốt nhất chống lại bệnh loãng xương. Đối với nhóm người từ 11 – 18 tuổi thì lượng canxi cần thiết là 1.200mg/ngày, phụ nữ tiền mãn kinh cần 800mg/ ngày, phụ nữ sau khi mãn kinh cần 1.500mg/ ngày. Thực phẩm giàu canxi: sữa, các loại hải sản cua, tép, tôm, các loại rau xanh….
Tập thể thao giảm nguy cơ bệnh loãng xương
– Luyện tập hàng ngày: rất quan trọng với phu nữ sau khi mãn kinh vì vận động sẽ khiến các mạch máu được lưu thông, duy trì các chất xương.
-Người cao tuổi nên cố gắng tránh bị ngã hoặc bê nặng. Tránh làm cho sàn nhà trơn, ẩm thấp làm việc di chuyển khó khăn, dễ gã.
Y học hiện nay chưa có thuốc điều trị chuyên dùng, chỉ dùng một số thuốc có tác dụng ngăn chặn sự loãng xương như: dùng estrogen làm hạ thấp tỉ lệ gãy xương. Nhưng thuốc estrogen có nhiều tác dụng phụ như: ung thư buống trứng, ung thư vú…
N.A