Phân Loại Các Bệnh Sỏi Thận

Sỏi Thận Là Gì ?

 
Sự lắng đọng các chất đáng ra có thể tan trong nước tiểu, qua thời gian, vị trí đã kết tinh lại trong thận tạo thành sỏi thận. 
 
Thông thường nếu sỏi nhỏ thì nó có thể thoát ra với nước tiểu. Trong những trường hợp sỏi lớn không thể đi qua được niệu quản nên nó cứ nằm trong niệu quản, gây nghẽn niệu quản và làm cản trở dòng nước tiểu đi xuống bàng quang làm bệnh nhân lên cơn đau. 
 

Nguyên Nhân Của Bệnh Sỏi Thận

 
Sỏi thận thường xảy ra khi nước tiểu quá đặc. Khiến cho muối khoáng và các chất khác trong nước tiểu hình thành các tinh thể ở bề mặt trong của thận. Lâu dần những tinh thể này có thể kết hợp với nhau thành những khối cứng nhỏ. Đôi khi những khối (sỏi) này vỡ ra và trôi xuống niệu quản – 1 trong 2 ống nhỏ đưa nước tiểu từ thận xuống bàng quang.
 
Khoảng 80% sỏi là kết hợp của calci và oxalat (acid oxalic), một chất có trong nhiều loại hoa quả, rau và ngũ cốc. Phần lớn các sỏi khác là kết hợp của acid uric, sản phẩm phụ của chuyển hóa protein. Một số ít được hình thành từ tinh thể amoniac (struvite) và là hậu quả của nhiễm trùng đường tiết niệu.
 
 
Khoảng 1% sỏi là kết quả của acid amin cystin và xảy ra ở người có rối loạn di truyền.
 
Không phải tất cả các sỏi thận đều gây các triệu chứng. Trên thực tế không hiếm trường hợp sỏi thận được phát hiện khi chụp XQ vì một bệnh khác. Chúng cũng có thể được phát hiện khi bạn đi khám vì có máu trong nước tiểu, nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát, đau mơ hồ hoặc tức mạn sườn cạnh cột sống – tất cả các triệu chứng phổ biến của sỏi thận. Chỉ khi viên sỏi vỡ ra và lọt xuống niệu quản thì cơn đau mới trở nên dữ dội.
 

Triệu Chứng Của Bệnh Sỏi Thận

 
Triệu chứng thường gặp khi bị sỏi thận:
 
– Tiểu ra máu: Đây là biến chứng thường gặp của sỏi thận – tiết niệu, nhất là khi sỏi đang di chuyển bên trong niệu quản gây đau kèm đái máu.
 
– Đau: Đau âm ỉ hoặc dữ dội ở niệu quản, gò mu, hông, lưng; có thể có hiện tượng buồn nôn và nôn.
 
– Sốt: Người bệnh sốt cao, rét run kèm theo triệu chứng đau hông, lưng. Tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu mủ. Đây là dấu hiệu của viêm thận – bể thận cấp.
 
– Tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu mủ: Khi có nhiễm khuẩn tiết niệu, người bệnh có thể đái ra sỏi.
 
– Các dấu hiệu tắc nghẽn đường niệu: Đái tắc từng lúc hoặc hoàn toàn.
 

Phân Loại Bệnh Sỏi Thận 

 
Có 4 loại sỏi thận chính, mỗi loại có nguyên nhân khác nhau, bao gồm:
 
Sỏi struvit: 
 
– Bệnh sỏi này chủ yếu xuất hiện ở phụ nữ, sỏi struvit hầu như luôn là hậu quả của nhiễm trùng tiết niệu mạn tính do vi khuẩn tiết ra những enzym đặc hiệu. Những enzym này làm tăng lượng amoniac trong nước tiểu, hình thành nên các tinh thể sỏi struvit. Những sỏi này thường lớn và có hình sừng hươu, gây tổn thương nghiêm trọng cho thận.
 

Sỏi Calci

 
– Khoảng 75-85% sỏi thận là sỏi calci. Những loại sỏi này thường là kết hợp của calci và oxalat và có thể xảy ra nếu nước tiểu của bạn có quá nhiều những chất này. Một số yếu tố có thể gây nồng độ sỏi calci cao trong nước tiểu, bao gồm có quá nhiều vitamin D – khiến cơ thể hấp thu nhiều calci – các thuốc như hormon giáp trạng và một số thuốc lợi tiểu, một số dạng ung thư, và một số bệnh thận. Bạn cũng có thể có nồng độ calci cao nếu tuyến cận giáp – là tuyến điều hoà calci, hoạt động quá mức (cường tuyến cận giáp). Bạn có thể bị tăng nồng độ oxalat nếu bạn ăn nhiều thức ăn có chứa chất này hoặc do một số yếu tố di truyền. Những người trải qua phẫu thuật nối tắt ruột cũng tăng nguy cơ bị sỏi oxalat.
 

Sỏi Acid Uric

 
– Như tên đã cho thấy, sỏi này được tạo thành từ acid uric, là sản phẩm phụ của chuyển hóa protein. Chế độ ăn thịt nhiều có thể gây thừa acid uric trong nước tiểu. Bạn cũng có thể có mức acid uric cao trong máu và nước tiểu nếu bạn đã hoặc đang điều trị hóa trị liệu.


Sỏi Cystin

 
– Loại sỏi này chỉ chiếm khoảng 1% sỏi thận. Chúng hình thành ở người có rối loạn di truyền làm cho thận bài tiết quá nhiều một số acid amin (chứng đái cystin).

Related Posts

No Responses

Add Comment