Nước đóng vai trò quan trọng trong cơ thể con người..75% trọng nước cơ thể là nước. Con người có thể nhịn ăn trong vài ngày nhưng không thể nhịn khát. Tuy nhiên việc bổ sung lượng nước cho cơ thể hàng ngày như thế nào là hợp lý lại là bài toán khó với nhiều người.
Không Hay Uống Nước Có Nguy Cơ Gây Sỏi Thận
Sự tạo sỏi sẽ dễ dàng hơn khi số lượng tinh thể trong nước tiểu nhiều và lượng nước tiểu để hòa tan lại quá ít không tương xứng. Nhất là vào mùa hè thời tiết khô và nóng bức, con người sẽ thải nước ra ngoài chủ yếu qua dạng mồ hôi và hơi thở, do đó lượng nước thải ra đường tiểu ít đi.
Không hay uống nước có nguy cơ gây sỏi thận
Do vậy với bệnh thận thì uống nhiều nước chính là cách để phòng ngừa sỏi thận. Có thể uống nước lọc, nước sôi để nguội, nước suối, nước giải khát và cả uống bia. Uống nhiều nước đầu vào thì đương nhiên sẽ tăng lượng nước tiểu thải ra. Khi lượng nước tiểu tăng lên, các tinh thể sỏi không thể kết dính thành cục sỏi được. Đặc biệt, khi uống nước chanh, nước cam, nhiều muối citrate sẽ được thải ra trong nước tiểu, ngăn cản sự hình thành sỏi thận.
Lời khuyên của bác sỹ khi uống nước:
Trong điều kiện bình thường, mỗi ngày cơ thể cần khoảng 40ml nước trên 1kg cân nặng, tổng là 2 – 2,5l nước. Trong đó, khoảng 1l nước được đưa vào cơ thể dưới các dạng nước uống, còn lại là qua các loại thực phẩm.
Vào những ngày nắng nóng, trời lạnh, khi lao động, tập thể dục hay trong những trường hợp cho con bú thì lại cần bổ sung lượng nước khác nhau. Vào mùa nóng nên uống nước mát, mùa lạnh nên uống nước ấm. Tuy nhiên không uống nước đa hay nước nóng trên 45 độ C để tránh ảnh hưởng đến men răng và lớp niêm mạc vòm miệng, thực quản, dạ dày .Sau những bữa ăn, không nên uống nước ngay mà để 30- 40 phút sau mới uống, để tránh pha loãng hoặc giảm hoạt tính các men tiêu hóa. nên bạn cần áp dụng chế độ ăn uống hợp lý cho bệnh nhân sỏi thận nhé