Cảnh giác với bệnh lây truyền từ thú cưng

Bạn có biết thú cưng cũng có thể là nhưng nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lây truyền như nhiễm giun, nhiễm trùng toxoplasma… Bài viết này Bacsinoitru sẽ cho các bạn biết 3 bệnh của thú cưng dễ lây sang người.

1Nhiễm trùng toxoplasma

Các loài chim, thú như: các loài khỉ, chó, lợn là nơi cư ngụ của rất nhiều ký sinh đơn bào Toxoplasma. Người mắc bệnh lây truyền qua ký sinh đơn bào Toxoplasma qua rất nhiều con đường. Bệnh có thể lây sang người do ăn phải các bào nang trong thịt sống hoặc chưa nấu chín. Ăn phải các bào tử ở rau hoặc các thức ăn khác bị nhiễm bẩn do phân mèo không được xử lý cẩn thận. Hoặc do trẻ em chơi ở đất bẩn, tay bẩn đưa lên miệng. Lây truyền qua nhau thai, lây truyền do truyền máu…

Triệu chứng của người nhiễm trùng toxoplasma thường xuất hiện các triệu chứng: choán chỗ hệ thần kinh trung ương, viêm võng mạc màng mạch, viêm phổi, viêm cơ tim…

Khi gia đình bạn nuôi thú cưng, hãy đảm bảo chúng luôn được vệ sinh sạch sẽ và rửa tay sau khi chơi với vật nuôi. Hạn chế ôm hôn vật nuôi cũng như ăn cùng chúng, không cho vật nuôi chơi ở gần khu vực chế biến thức ăn. Không nhận nuôi những vật nuôi hoang dã, không rõ nguồn gốc, tiêm ngừa đầy đủ cho vật nuôi trong nhà.

2. Nhiễm trùng giun đũa

mèo lây bệnh truyền nhiễm

Nhiễn trùng gium móc là bệnh lây truyền nguy hiểm có thể hủy hoại sức khỏe. Giun đũa thường sống trong đường ruột của thú cưng. Mèo thường nhiễm giun đũa Toxocara cati, chó nhiễm giun đũa Toxocara canis và Toxascaris leonina. Người bị bệnh giun đũa thường gầy còm ốm yếu do giun trưởng thành sống trong ruột, lấy các chất dinh dưỡng của cơ thể. Việc loại bỏ giun đũa là hết sức quan trọng để đảm bảo sức khỏe.


Người bị nhiễm các ấu trùng giun đũa ảnh hưởng đến mắt: gây cản trở tầm nhìn, thậm chí bị mù. Ấu trùng di chuyển đến nội tạng, thường xảy ra ở gan, kết hợp với những triệu chứng khác như khò khè, khó thở.
Khi nghi ngờ thú cưng bị nhiễm giun móc, bạn nên cho thú cưng đi khám bác sĩ thú y, đồng thời cách ly với thú bị bệnh.

3. Nhiễm trùng giun móc

Giun móc thường thấy ở cả chó và mèo. Những loại giun móc này có thể lây nhiễm sang người, xuyên qua da nếu thường xuyên tiếp xúc với chó, mèo hoặc đi chân trần trên nền đất ẩm có chứa phân chó, mèo.

Người bị bệnh lây truyền từ giun móc sẽ có các triệu chứng: ho, đau ngực, thở khò khè, sốt, đau vùng thượng vị, khó tiêu, buồn nôn, nôn, táo bón và tiêu chảy…nghiêm trọng hơn là thiếu máu và thiếu hụt protein, hốc hác, suy tim và đầy bụng.

Để phòng ngừa bênh, bạn nên tập thói quen rửa tay trước khi ăn, hạn chế chơi với chó, mèo, hạn chế ăn tiết canh, gỏi cá sống hoặc uống rượu pha tiết. Nhà có nuôi chó, mèo, nên tẩy giun cho chúng theo định kỳ. Phân chó, mèo thải ra, nên chôn sâu xuống đất sau khi đã rắc vôi.

Ngọc Ánh

Related Posts

Add Comment