Duy trì cân nặng ở mức hợp lý là biện pháp hiệu quả để ngăn ngừa bệnh béo phì.
Hậu quả của béo phì
Thừa cân, béo phì không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe, là yếu tố nguy cơ chính của các bệnh nhân mãn tính thường gặp như bệnh mạch vành, đái đường, xương khớp, sỏi mật, ung thư vú, ung thư cổ tử cung. Nam giới béo phì dễ mắc ung thư thận và tuyến tiền liệt.
Muốn không tăng cân bạn phải biết cách kiểm soát cân nặng
Tỷ lệ tử vong do các bệnh này ở người béo phì có bệnh cao hơn người có bệnh mà không bị béo phì.
Để phòng tránh béo phì, chúng ta nên có một chế độ ăn uống lành mạnh, hợp lý, cân bằng, nghỉ ngơi, hoạt động hợp lý. Đồng thời phải luôn theo dõi tình trạng cân nặng của mình dể điều chỉnh kịp thời.
Duy trì cân nặng nên có và hoạt động thể lực hợp lý:
Duy trì cân nặng nên có với chỉ số cơ thể (BMI = cân nặng (kg)/chiều cao x chiều cao (m) vào khoảng 21 -23 suốt đời có vai trò dự phòng quan trọng đối với bệnh thừa cân, béo phì, đái tháo đường type 2 và các bệnh tim mạch.
Tập thể dục giúp giảm cân
Hoặc giữ cân nặng nên có = số lẻ chiều cao x 0.9.
VD: cao 160 cm, cân nặng nên có = 60 x 0.9 = 54 kg. Kiểm soát cân nặng là mục tiêu cơ bản trong kiểm soát đái tháo đường và các bệnh mãn tính khác.
Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe, giúp tiêu hao lượng mỡ thừa trong cơ thể, lý tưởng là 20 đến 40 phút mỗi ngày cho bài tập trung bình hoặc 304 lần mỗi tuần, cho dù bất kỳ bài tập nào cũng có một vài tác dụng có lợi.
TT