Bệnh viêm mũi dị ứng và cách phòng tránh

Bệnh viêm mũi dị ứng gây nhiều khó chịu cho người bệnh. Nếu không được điều trị dứt điểm nó còn thể dẫn đến nhiều biến chứng khó lường. Những loại viêm mũi dị ứng • Viêm mũi dị ứng theo mùa: thường do phấn hoa và các bào tử trong gió, có thể xuất phát từ: cỏ, cây, nấm mốc, lá cây khô… • Viêm mũi dị ứng quanh năm: gây ra bởi những tác nhân trong nhà như các con ve, mạt, bụi nhà và các mảnh da bong tróc của các thú nuôi… Đôi khi, có thể là do các bào tử nấm mốc phát triển ở trên các giấy dán tường, cây trồng trong nhà, rèm thảm, bàn ghế hoặc các vật được bọc vải,…
benh viem mui di ung va cach phong tranh
Các biểu hiện thường thấy • Cảm giác như bị “cảm” kéo dài. • Nghẹt mũi, hắt hơi, chảy mũi, thường là chảy mũi loãng trong • Đau đầu. Đau, cảm giác ù và đầy tai. • Đau họng và khạc đàm kéo dài. • Ho khan. • Rối loạn giấc ngủ và ngáy. • Mất mùi và mất vị giác. Kém tập trung. • Ngứa, đỏ, chảy nước mắt, phù nề thâm quầng mí mắt.
benh viem mui di ung va cach phong tranh
Cách phòng tránh bệnh Nếu bị viêm mũi dị ứng theo mùa • Nên ở trong nhà, đóng các cửa sổ. • Sử dụng máy lạnh thông khí, tránh sử dụng quạt vì nó có thể mang các dị nguyên bên ngoài vào. • Tắm, hoặc thay quần áo sau khi đi ra ngoài, tránh phơi quần áo ngoài trời. Nếu bị viêm mũi dị ứng quanh năm • Vệ sinh chăn gối, sử dụng áo bọc chăn gối. • Sử dụng máy lọc không khí. • Tránh các con vật nuôi. • Làm giảm sinh mốc: Không để các đồ chơi thú nhồi bông ở giường ngủ. Giặt chiếu gối hàng tuần bằng nước nóng. Làm sạch những bề mặt sinh mốc ở máy lạnh, máy điều hoà độ ẩm. Giữ độ ẩm trong nhà ít hơn 50%. Một số bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng đơn giản: – Bệnh do phong hàn phạm phế (chảy nước mũi trong): Quế chi 6 g, cam thảo 4 g, gừng 4 g, tang bì 10 g, bạch chỉ 12 g, tế tân 6 g, phòng phong 12 g, kinh giới 10 g. Sắc uống. – Bệnh do phong nhiệt phạm phế (nước mũi đục): Ngưu bàng tử, cúc hoa, tang diệp, cát căn mỗi thứ 12 g; bạc hà 6 g, thuyền toái 6 g, cam thảo 4 g. Sắc uống. – Bệnh lâu ngày (phế khí hư): Hạnh nhân, rễ cây bách bộ, cát cánh, nhân sâm mỗi thứ 6 g; tang bì (vỏ rễ cây dâu), đẳng sâm, hoàng kỳ, hoài sơn, bạch truật mỗi thứ 12 g. Sắc uống. TH

Related Posts

Add Comment