Bệnh da liễu thường gặp trong mùa hè

Khi đi dưới trời nắng nóng cần phải có những phương tiện bảo hộ như quần áo, mũ nón để tránh mắc những bệnh về da.

Dị ứng

Ở một số người còn có thể bị dị ứng khi tiếp xúc với ánh nắng, thậm chí với ánh sáng thông thường. Các biểu hiện bao gồm mẩn ngứa, nổi mày đay bắt đầu xảy ra sau vài phút tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Tổn thương trên da là các mảng phát ban, ngứa và mụn nước. Loại hình tổn thương này thường tiến triển tốt lên sau khi ngừng tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

benh-da-lieu-thuong-gap-trong-mua-he

Nên bôi kem chống nắng khi đi dưới trời nắng

Rôm sảy ở trẻ

Đây là một trong những bệnh thường gặp trong mùa hè, đặc biệt là đối với trẻ em.

Thông thường, những mụn hồng rôm sảy hay nổi trên vùng lưng, đầu, trán, ngực của trẻ, là những nơi da có nhiều nang tuyến mồ hôi. Vì bị ngứa trẻ phải gãi, cào nhiều khiến vùng da có rôm sảy có thể bị sây sát, nhiễm trùng gây chốc lở, nhọt mủ..

Khi bé nhà bạn bị rôm sảy, thì việc đầu tiên cần làm là nhanh chóng làm thoáng mát phần da này. Nếu trẻ có dấu hiệu nhiễm khuẩn như các nốt rôm to khác thường, chứa nhiều mủ trắng, xuất hiện mụn nhọt thì cần có chế độ chăm sóc thích hợp cho trẻ, nếu chỉ có 1-2 nhọt bắt đầu mọc, dùng cồn iod chấm vào đúng chỗ nhọt hoặc dùng cao tiêu nhọt dán lên. Khi nhọt bắt đầu mềm, đưa trẻ đến các cơ sở y tế để chích mủ. Trong trường hợp nhọt mọc liên tiếp và mọc dày thì phải đưa trẻ đến ngay bệnh viện để bác sĩ tìm ra nguyên nhân.

Để phòng ngừa rôm sảy cho trẻ, các bậc cha mẹ nên tắm rửa vệ sinh sạch sẽ hàng ngày cho trẻ, cho trẻ mặc những quần áo bằng chất liệu mỏng, rộng rãi và nhạt màu, tạo cho trẻ một môi trường và chế độ sinh hoạt hợp lý…

Nhạy cảm với ánh nắng

Đây là bệnh ngoài da phản ứng với ánh nắng, thường gặp ở những người có nước da trắng, quá nhạy cảm với ánh nắng. Khi tiếp xúc với ánh nắng trong thời gian dài, da ở vùng cánh tay và mặt có thể bị đỏ, thậm chí phồng rộp. Đây được gọi là chứng viêm da do nhạy cảm với ánh nắng. Ngoài ra, các vết tàn nhang không thuộc loại bệnh này nhưng cũng sẽ nặng hơn nếu tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời. Bạn nên chú ý tránh tiếp xúc với ánh nắng trong thời gian quá lâu, bổ sung các loại vitamin B và C, sử dụng các sản phẩm chống nắng…

Ung thư da

Tia cực tím còn có thể gây ung thư da khi tiếp xúc lâu với ánh nắng mặt trời mà không được bảo vệ. Tia cực tím khi đi qua tế bào da sẽ làm tổn thương DNA – phần nhân tế bào. Khi DNA bị tổn thương có thể sẽ hình thành các tế bào ung thư ở những người nhạy cảm. Có ba loại ung thư da do tia cực tím gây nên: ung thư tế bào màng đáy, ung thư tế bào vảy và ung thư tế bào hắc tố. Các triệu chứng của ung thư da xuất hiện một thời gian dài sau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và có thể tiến triển âm thầm khó nhận biết.

Ngoài ra, tia cực tím có thể gây các tổn thương khác trên da như tạo các nốt tàn nhang, nếp nhăn, đẩy nhanh quá trình lão hóa da, dày sừng da, tạo các nốt trứng cá, mụn nước…

TT

Related Posts

Add Comment