Bé bị rối loạn tiêu hóa, phải làm sao?

Rối loạn tiêu hóa là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt trong thời tiết thay đổi như thời điểm hiện tại. Nhiều bậc cha mẹ lo lắng, chưa biết phải làm sao  khi bé bị rối loạn tiêu hóa. Hãy cùng Baosuckhoe chia sẻ những kinh nghiệm hay chữa rối loạn tiêu hóa!

1. Rối loạn tiêu hóa là gì?

Rối loạn tiêu hóa khiến trẻ khó chịu

Theo các bác sĩ chuyên khoa nội, bệnh rối loạn tiêu hóa là hội chứng gây ra do sự co thắt không đều của các cơ vòng trong hệ thống tiêu hóa, dẫn đến đua bụng. Rối loạn tiêu hóa là bệnh không gây nguy hại đến tính mạng nhưng làm giảm chất lượng cuộc sống người bệnh rõ rệt.

2. Triệu chứng bé bị rối loạn tiêu hóaTrẻ em là những người có hệ miễn dịch kém, có thể bị rối loạn tiêu hóa nhiều lần trong năm, đặc biệt vào thời điểm giao mùa như hiện nay. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến rối loạn tiêu hóa: Dùng thuốc kháng sinh trong thời gian dài, chế độ ăn không hợp lý…Đặc biệt, trẻ em ở tuổi ăn dặm, hệ vi sinh và hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, thức ăn chưa được tiêu hóa hoàn toàn nên dễ mắc rối loạn tiêu. Bên cạnh đó, do trẻ nhỏ chưa có ý thức giữ gìn vệ sinh, thường bị bệnh qua đường tiếp xúc.

Trẻ bị táo bón – biểu hiện của rối loạn tiêu hóa

Biểu hiện bé bị rối loạn tiêu hóa là nôn, tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài, kèm theo đó là ợ chua, trướng bụng. Ngoài ra, trẻ còn chán ăn, mệt mỏi, lười vận động.

3. Cha mẹ cần làm gì khi bé bị rối loạn tiêu hóa? Thực tế cho thấy, có nhiều bậc cha mẹ quá lo lắng khi bé bị rối loạn tiêu hóa. Nếu bạn biết cách vẫn có thể chữa rối loạn tiêu hóa dứt điểm. Trước hết, cha mẹ cần bổ sung lượng nước cho trẻ. Khi bị rối loạn tiêu hóa, trẻ thường có các biểu hiện: khô môi, khát nước, đi tiểu ít…Từ đó nhanh chóng bù nước cho trẻ bằng nhiều biện pháp, tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ. Đối với từng loại triệu chứng, có các biện pháo điều trị khác nhau Với bé bị rối loạn tiêu hóa dạng táo bón: Để điều trị táo bón, cần tăng cường chất lỏng, tăng lượng nước và trái cây, thêm rau và trái cây trong khẩu phần của trẻ. Một số loại rau, trái cây có tác dụng nhuận tràng:

Thay đổi chế độ ăn của trẻ

–   Rau: mồng tơi, rau khoai lang, rau sam, rau má, khổ qua, đậu bắp, giá đỗ.

–  Trái cây: Đu đủ, thanh long, bưởi, cam, quit, chuối, táo…

–   Củ – quả: Củ cải trắng, bí đỏ, dưa leo, khoai lang nghệ, khoai tây cả vỏ, khoai mỡ…

–   Ngũ cốc, đậu đỗ: Đậu xanh, đậu đỏ, gạo lức… Ngoài ra còn có các loại khác: Hạt é, sương sâm…Hạn chế cho trẻ ăn đồ ăn nhiều chất béo, chất đạm, thức ăn để lâu ngày dễ bị nhiễm khuẩn. Với bé bị rối loạn tiêu hóa dạng tiêu chảy: Cha mẹ cần điều chỉnh chế độ ăn của trẻ: tăng cường rau xanh và chất xơ, uống nhiều nước,…đặc biệt nên giữ vệ sinh ăn uống, có thể bổ sung các men vi sinh có lợi.

Related Posts

Add Comment