Bệnh ung thư cho đến nay kết quả điều trị vẫn chưa thực sự khả quan. Chính vì vậy, từ những nghiên cứu, các nhà khoa học đã đưa ra khuyến cáo về việc cần hạn chế các thực phẩm sau đây.
Chất béo
Theo những thống kê từ bệnh viện tại Anh, người dùng quá nhiều chất béo dễ bị ung thư vú và ruột già. Các bác sĩ cho biết, sự liên quan giữa ung thư ruột già với thực phẩm nhiều chất béo đã được giải thích như sau: acid mật có nhiệm vụ tiêu hóa chất béo. Acid này được vi sinh vật clostridia ở ruột tách ra làm nhiều chất, trong đó có 3-methylchola-threne được coi như có khả năng gây ung thư ruột già. Đặc biệt, nếu càng ăn nhiều chất béo thì lượng acid mật tiết ra càng cao, lượng 3 – methylchola – threne càng nhiều, nguy cơ ung thư ruột già rất cao. Còn với bệnh ung thư vú thì ăn nhiều chất béo làm tăng prolactin – những chất được coi như “bạn đồng hành” của ung thư vú.
Thực phẩm dư hóa chất diệt sâu bọ
Với những nghiên cứu cho thấy, các loại thuốc diệt sâu bọ có nguy cơ gây ung thư khi con người tiếp xúc lâu với phân lượng cao, như là hít qua phổi, ngấm qua da hoặc lẫn trong thực phẩm.
Thực phẩm nướng hoặc chiên
Nhiều người thường hay sử dụng các thực phẩm chiên đi chiên lại nhiều lần. Tuy nhiên, trong quá trình chiên kỹ sẽ tạo ra sản phẩm phụ gọi là acrylamide. Acrylamide là một khối u chứa chất độc thần kinh mạnh, có tác dụng phụ không chỉ trên não mà cả đối với hệ thống sinh sản, tiêu hóa. Bởi vậy, tốt nhất là hạn chế ăn các món nướng và chiên.
Thực phẩm bị mốc
Điều mọi người thường cho rằng, nấm mốc trong thực phẩm khô đơn giản chỉ là một dạng vi sinh vật vô hại, có thể lau rửa sạch mà không ảnh hưởng gì đến chất lượng thực phẩm. Thế nhưng, theo những thống kê mới đây, chính những nấm mốc này lại mang mầm bệnh ung thư nguy hiểm đến tính mạng con người. Gạo, lúa mỳ, đậu, ngô, đậu phộng và các loại thực phẩm khác rất dễ ẩm mốc khi bị ô nhiễm, mốc sẽ sản sinh ra chất độc hại gây ung thư là streptozotocin aflatoxin.