Nhân viên y tế có nguy cơ bị các vết thương từ kim tiêm hoặc các thiết bị dùng để chọc hay rạch da. Theo ước tính, ở Mỹ mỗi năm có trên 600.000 sự cố vết thương do kim tiêm xảy ra với nhân viên y tế, họ có nguy cơ phơi nhiễm với những bệnh như viêm gan B, viêm gan C và HIV. Vết thương do kim tiêm (hay vật nhọn) có thể dễ dàng xảy ra và dẫn đến nhiễm khuẩn, do vậy điều quan trọng là cần có biện pháp phòng ngừa ngay để tránh bị nhiễm trùng. Xem phần 1 để biết những bước cần thực hiện.
Contents
Phần 1/4: Sơ cứu ban đầu
2. Rửa vết thương. Nhẹ nhàng làm sạch bằng xà phòng ở vị trí bị kim tiêm hay vật nhọn đâm sau khi đã để máu tiếp tục chảy và rửa bằng nước. Điều này sẽ giúp diệt virus và vi khuẩn, loại bỏ nguồn nhiễm khuẩn và giảm nguy cơ nhiễm khuẩn.[2]
– Không cọ vết thương khi rửa vì có thể làm vết thương nặng hơn.
– Không bao giờ dùng miệng để hút vết thương.[3]
3. Lau khô và che phủ vết thương. Sử dụng dụng cụ vô trùng để lau khô và ngay sau đó dùng băng chống thấm nước che phủ vết thương
6. Tháo bỏ và thay bộ đồ có khả năng bị nhiễm bẩn. Để đồ ở gói kín trước khi được giặt và tẩy trùng. Sau khi tháo bỏ, rửa tay và các phần khác tiếp xúc với bộ đồ đó và mặc bộ đồ sạch.
Phần 2/4: Chăm sóc y tế
– Cần điều trị ngay trong trường hợp phơi nhiễm với bệnh khác đã biết, có thể gồm kháng sinh hoặc vaccine.[7]
– Tùy thuộc vào bệnh sử trước đây để tiêm phòng uốn ván.
– Cần kiểm tra tình trạng nhiễm HIV của nhân viên và người được truyền máu. Bệnh viện và các cơ sở y tế có sẵn xét nghiệm (test) nhanh để xác định tình trạng nhiễm HIV.
– Nếu có khả năng bị phơi nhiễm, cần điều trị dự phòng (còn được gọi là dự phòng sau phơi nhiễm hay PEP), lý tưởng là trong 1 giờ đầu.[9] Tất cả phòng khám và bệnh viện đều có phác đồ về phản ứng nhanh khi bị thương do kim tiêm đâm.
Phần 3/4: Theo dõi
1. Báo cáo vụ việc. Kiểm tra quy trình báo cáo tại nơi bạn đang làm việc. Việc thông báo về sự việc đã xảy ra là rất cần thiết, các thống kê cho thấy nó có thể giúp nâng cao khả năng thực hành an toàn cho mọi người trong tương lai. Cần báo cáo cả trường hợp vết thương do kim vô trùng, sạch đâm vào.[11]
– Việc đánh giá lại đối với phơi nhiễm với HIV thường được tiến hành tại thời điểm 6 tuần, 3 tháng, 6 tháng và 12 tháng để tìm kháng thể kháng HIV.[12]
– Việc đánh giá lại kháng thể HCV thường được thực hiện 6 tuần sau khi bị thương và sau đó 4 đến 6 tháng .[13]
Phần 4/4: Phòng ngừa và nhận thức ở nơi làm việc
2. Đảm bảo thực hành trong công việc an toàn trong môi trường chăm sóc y tế tại mọi thười điểm. Tổ chức y tế thế giới đã đưa ra khuyến cáo quy trình xử lý vật sắc nhọn:[14]
– Rửa tay sau khi tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân.
– Mặc đồ và thiết bị bảo hộ phù hợp khi xử lý vật có thể gây nguy hiểm như túi đựng rác hoặc khi nhặt rác.
– Tránh nhìn ra ngoài hay làm việc ở môi trường thiếu ánh sáng khi đang xử lý kim tiêm.
Đỗ Hải Đăng1
Tài liệu tham khảo
1. What should I do if I injure myself with a used needle? – Health questions – NHS Choices
2. What should I do if I injure myself with a used needle? – Health questions – NHS Choices
3. What should I do if I injure myself with a used needle? – Health questions – NHS Choices
4. CDC – Bloodborne Infectious Diseases – Emergency Needlestick Information – NIOSH Workplace Safety and Health Topic
5. CDC – Bloodborne Infectious Diseases – Emergency Needlestick Information – NIOSH Workplace Safety and Health Topic
6. Needlestick Injury. Understanding needlestick injuries | Patient
7. What should I do if I injure myself with a used needle? – Health questions – NHS Choices
8. Needlestick and Sharps Injuries : OSH Answers
9. HIV & Blood Safety | AVERT
10. Needlestick and Sharps Injuries : OSH Answers
11.http://www.inviromedical.com/SAFETYRESOURCES/
12.http://www.inviromedical.com/SAFETYRESOURCES/
13.http://www.inviromedical.com/SAFETYRESOURCES/
14. HIV & Blood Safety | AVERT