Hiện Tượng Thận Ứ Nước

Thận là một bộ phận quan trọng thuộc hệ bài tiết trong cơ thể con người. Việc chăm sóc và bảo vệ thận khỏe luôn là mục tiêu của nhiều người. Tuy nhiên không phải lúc nào việc chăm sóc ấy cũng “xuôi chèo mát mái”. Đôi khi vẫn xuất hiện chứng bệnh ở bộ phận bài tiết này, một trong số đó là hiện tượng thận ứ nước.
 
Vậy để khắc phục tình trạng đó như thế nào, cúng ta cùng tìm hiểu những kiến thức tổng quan nhất để từ đó có những giải pháp điều trị tích cực.
 
Các chuyên gia y tế đã chỉ rõ: Hiện tượng thận ứ nước là tình trạng thận bị căng kéo, người bệnh thường có dấu hiệu tức mông ê mỏi, dấu hiệu đau thường xuất hiện ở bên hông trái của cơ thể rồi lan đều theo cả 2 chiều xuống dưới và sang ngang.
 

Nguyên Nhân Của Bệnh Thận Ứ Nước

 
– Do tắc nghẽn từ bên trong hoặc bên ngoài hệ thống dẫn nước tiểu. Tắc nghẽn có thể gặp ở bất cứ đoạn nào của hệ thống dẫn nước tiểu. Ở trẻ em có thể do các dị tật bẩm sinh gồm hẹp khúc nối bể thận niệu quản, niệu quản sau tĩnh mạch chủ, van niệu đạo sau.
 
– Ở người lớn, tắc nghẽn hệ thống dẫn nước tiểu chủ yếu do các nguyên nhân thường gặp như sỏi thận, sỏi niệu quản. Ngoài ra là các nguyên nhân như hẹp niệu quản, cục máu đông hoặc do chấn thương niệu quản trong phẫu thuật ở vùng chậu hoặc đại tràng.
 
 
– Ngoài ra có thể do các khối u bên ngoài chèn ép vào niệu quản như ung thư cổ tử cung hay đại tràng, u lympho sau phúc mạc, viêm nhiễm quanh niệu quản
 
– Bị rối loạn tiểu tiện, có người bị tiểu nhiều về đêm, có người bị tiểu rắt, đôi khi nước tiểu có thể đổi màu, thậm chí nếu tình trạng bệnh thận ứ nước nặng có thể là tiểu ra máu.
 
– Xuất hiện các cảm giác đau ở vùng hông, mạn sườn sau đó lan dần các vùng xung quanh, các cơn đau có mức độ và thời gian kéo dài khác nhau.
 
– Qua chẩn đoán và thăm khám có thể thấy kích thước của thận thay đổi, thường là phình to ra.
 
– Gia tăng tình trạng tăng huyết áp và tiểu đường, đây vừa là các nguyên nhân vừa là một số những biến chứng của bệnh nếu bạn cảm nhận tốt thì sẽ rất dễ để phát hiện.
 

Phương Pháp Điều Trị Thận Ứ Nước

 
Ban đầu bệnh nhân sẽ được chăm sóc và cho dùng thuốc nhằm giảm thiểu đau đớn và ngăn ngừa bị nhiễm trùng đường tiểu. Nếu bệnh tình không thuyên giảm thì được điều trị bằng các phương pháp sau:
 
– Phẫu thuật để lấy sỏi niệu quản, loại bỏ khối u gây tắc nghẽn niệu quản.
 
– Nhiều trường hợp bệnh nhân có thể được tán sỏi bằng tia lase chứ không cần phải mổ. Sóng xung kích bắn vào viên sỏi, làm nó vỡ ra nhiều mảnh nhỏ có thể đi qua đường tiết niệu trong nước tiểu. 
 
– Đặt ống thông bàng quang được áp dụng khi bệnh nhân bị bí tiểu và bàng quang mở rộng.
 
– Đối với các bệnh nhân có hẹp niệu quản hay sỏi niệu quản, khó khăn để loại bỏ, chuyên gia tiết niệu có thể đặt một stent vào niệu quản đi qua các vật cản và cho phép nước tiểu chảy từ thận.
 
– Một số người cần được điều trị steroid, mổ hở hoặc nội soi laparo để làm giảm sự ứ nước ở thận hay niệu quản trong khi trị làm kiềm hóa qua đường miệng có thể được sử dụng để làm tan sỏi thận do uric acid
 

Phòng Ngừa Thận Ứ Nước

 
– Phòng ngừa các bệnh liên quan đến đường tiết niệu bằng cách duy trì cuộc sống tình dục lành mạnh, vệ sinh sạch sẽ vùng kín hàng ngày đặc biệt là phụ nữ….
 
– Khi muốn tiểu cần đi tiểu ngay tránh hiện tượng nhịn tiểu.
 

Related Posts

Add Comment