Xét nghiệm khi mang thai để phòng ngừa tai biến sản khoa

Trong thời kỳ mang thai, do sức đề kháng của bà bầu thường giảm đi đáng kể nên dễ dẫn tới các bệnh viêm nhiễm. Việc xét nghiệm khi mang thai là điều rất cần thiết để giúp bà bầu theo dõi được tình trạng phát triển của thai nhi đồng thời giúp phòng ngừa các tai biến sản khoa.

1. Siêu âm để biết tình trạng thai

Trong suốt thai kỳ, bà bầu nên siêu âm 3 lần

Trong suốt thời kỳ mang thai, bà bầu nên siêu âm ít nhất 3 lần, mỗi lần cách nhau 3 tháng và 1 lần nữa khi sắp đến ngày sinh nở. Lần siêu âm đầu tiên được thực hiện vào tuần 10-12 của thai kỳ để xác định tuổi và kiểm tra sự phát triển của thai nhi. Lần thứ 2 được tiến hành vào tuần 20-25 để theo dõi sự phát triển và hình dạng của thai nhi, kiểm tra xem thai nhi có phát triển bình thường hay có bất kỳ dị tật nào không. Siêu âm lần thứ 3 vào tuần 30-33 của thai kỳ để đánh giá mức độ phát triển và sức khỏe của thai nhi.

2. Xét nghiệm máu

Xét nghiệm, kiểm tra nhóm máu của bà bầu để có biện pháp phòng ngừa trong trường hợp khi sinh bà bầu bị tai biến cần truyền máu. Ngoài ra, xét nghiệm khi mang thai xem bà bầu có bị thiếu máu không để có phương pháp khắc phục kịp thời, tránh các ảnh hưởng không mong muốn đến sự phát triển của thai nhi.

Xét nghiệm máu ở bà bầu là 1 trong các xét nghiệm cần thiết khi mang thai

3. Xét nghiệm huyết trắng

Do sự thay đổi của hóc môn sinh dục trong thời kỳ mang thai nên các bà bầu rất dễ mắc các bệnh viêm nhiễm đường sinh dục như viêm âm đạo, nấm âm đạo, bệnh huyết trắng,… Nếu mắc phải các bệnh này bà bầu sẽ có nguy cơ bị vỡ ối sớm, sinh non,… thậm chí là sảy thai. Dấu hiệu dễ nhận biết được các bệnh viêm nhiễm này là từ huyết trắng. Vì vậy, xét nghiệm khi mang thai sẽ giúp bà bầu sớm phát hiện bệnh và có phương pháp điều trị kịp thời.

4. Xét nghiệm nước ối

Việc xét nghiệm nước ối khi mang thai có thể giúp bác sĩ xác định được tình trạng nhiễm trùng bào thai và kiểm tra sự bất thường trong nhiễm sắc thể thai nhi. Tình trạng này nếu không được khắc phục sớm sẽ có thể dẫn tới sinh non, thai nhi bị dị tật, nghiêm trọng hơn có thể là sảy thai hoặc thai chết lưu.

Xét nghiệm khi mang thai giúp phòng ngừa tai biến sản khoa

5. Xét nghiệm đường trong nước tiểu

Bình thường, trong nước tiểu của bà bầu không có chứa đường nhưng nếu vì một lý do nào đó như ăn quá nhiều đường hay bị bệnh tiểu đường dẫn tới tình trạng đường có trong nước tiểu. Nếu lượng đường huyết này quá cao thai nhi có thể sẽ bị dị tật như nứt đốt sống, dị tật về tim thận, khiếm quyết ống thần kinh, thai quá lớn dẫn tới khó sinh,…

Chính vì vậy, việc xét nghiệm khi mang thai lượng đường trong nước tiểu giúp sớm định hình được tình trạng bà bầu và có phương pháp khắc phục sớm.

Related Posts

Add Comment