Viêm niệu đạo ở nữ giới – nguyên nhân và cách phòng ngừa

Bệnh viêm niệu đạo ở nữ giới tuy không phải là một loại bệnh nguy hiểm nhưng nếu không được điều trị sớm sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản phụ nữ, thậm chí có thể gây vô sinh ở nữ giới. Trong khuôn khổ bài viết này chúng ta cùng đi tìm hiểu nguyên nhân và cách phòng ngừa bệnh nhé.

1. Nguyên nhân gây viêm niệu đạo ở nữ giới

Theo các chuyên gia phụ khoa cho biết có 2 nguyên nhân chính gây bệnh viêm niệu đạo ở nữ giới:

Có 2 nguyên nhân chính gây viêm niệu đạo ở nữ giới

+ Do cấu tạo của hệ thống tiết niệu ở nữ giới: niệu đạo ngắn, thẳng và rộng nên vi khuẩn dễ dàng xâm nhập. Bên cạnh đó, khoảng cách giữa lỗ niệu đạo với âm đạo và hậu môn ở nữ giới lại rất gần nên dễ gây viêm nhiễm.

+ Do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể, đặc biệt là trong thời kỳ mang thai và trong kỳ kinh nguyệt. Sự thay đổi này thường tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn có hại dễ dàng xâm nhập và gây bệnh. Khi mang thai tử cung nở to sẽ đè lên bàng quang và ống dẫn niệu, sự thay đổi nội tiết cũng sẽ khiến cho ống dẫn niệu nở ra, co bóp chậm lại và làm nước tiểu chảy chậm hơn. Chính vì vậy, nếu vệ sinh kém trong những thời điểm “vàng” này là tác nhân chính gây ra viêm niệu đạo.

2. Các triệu chứng bệnh viêm niệu đạo

Các triệu chứng thường gặp của bệnh viêm niệu đạo ở nữ giới

Khi mắc bệnh viêm niệu đạo ở nữ giới thường gặp các triệu chứng sau:

+ Lỗ niệu đạo bị sưng tấy, bên ngoài xuất hiện dịch mủ đôi khi còn có dịch âm đạo ở dạng mủ, nhớt.

+ Cảm thấy đau rát khi đi tiểu đồng thời tiểu dắt. Bên cạnh đó, có bệnh nhân còn cảm thấy nóng rát và bị đau ở niệu đạo, đôi khi còn bị đau sang cả phần bụng dưới, cơ quan sinh dục và hậu môn.

+ Ăn không ngon và thường xuyên bị ớn lạnh, đau lưng, thậm chí nước tiểu còn có lẫn máu và vi khuẩn.

3. Cách phòng tránh bệnh viêm niệu đạo ở nữ giới

Uống nhiều nước giúp bạn phòng tránh bệnh hiệu quả

Cách phòng tránh bệnh viêm niệu đạo ở nữ giới tốt nhất là hãy uống nhiều nước mỗi ngày để đi tiểu nhiều hơn. Trên thực tế, khi nhiều người mắc bệnh viêm niệu đạo thường không dám uống nước vì bệnh gây khó tiểu và các cảm giác khó chịu khi đi tiểu. Cũng chính vì điều này mà thậm chí nhiều người còn nhịn tiểu liên tục.

Tuy nhiên, các bác sĩ cho biết nhịn tiểu thường xuyên sẽ gây ra 2 hậu quả lớn. Một là, thời gian nước tiểu chứa trong bàng quang lâu sẽ tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn xâm nhập vào trong có thời gian sinh sôi và gây bệnh. Hai là, bàng quang khi bị căng đầy và áp lực cao sẽ dồn nước tiểu ngược lên trên ống dẫn niệu và dẫn tới viêm bể thận.

Related Posts

Add Comment