Tìm hiểu về bệnh thủy đậu

Bệnh thủy đậu là một căn bệnh truyền nhiễm do vi trùng gây ra, có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là ở trẻ em. Để thấy được mức độ nguy hiểm của bệnh và các cách phòng tránh hiệu quả, chúng ta cùng đi tìm hiểu về bệnh thủy đậu nhé.

Bệnh thủy đậu lây truyền như thế nào?

Mặc dù bệnh thủy đậu chủ yếu xuất hiện ở trẻ em nhưng trong những năm gần đây, số lượng người lớn mắc bệnh cũng đang dần gia tăng. Bệnh thủy đậu lây qua đường hô hấp là chủ yếu, từ những giọt nước bọt bắn ra ở người bệnh, bên cạnh đó cũng có một số ít trường hợp lây truyền do tiếp xúc trực tiếp với bóng nước.

Bệnh thủy đậu lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp

Thời gian lây bệnh bắt đầu từ 24h trước khi có phát ban và kéo dài cho đến những nốt đậu đóng mài (trung bình 7- 8 ngày). Việc tìm hiểu về bệnh thủy đậu cũng như phương pháp lây lan sẽ giúp bạn phòng tránh bệnh một cách hiệu quả.

Triệu chứng của bệnh thủy đậu

Khi bị bệnh thủy đậu, các triệu chứng của bệnh được thể hiện qua nhiều giai đoạn sau:

+ Giai đoạn ủ bệnh: Đây là giai đoạn cơ thể đã bị xâm nhập bởi tác nhân gây bệnh, nhưng chưa biểu hiện rõ thành các triệu chứng bệnh lý. Thời kỳ này kéo dài trung bình từ 13 -17 ngày.

+ Giai đoạn khởi phát: ở giai đoạn này người bệnh thường bị sốt nhẹ, cơ thể mệt mỏi, nhức đầu, chán ăn,… Cũng có một số trường hợp xuất hiện những nốt hồng ban, kích thước vài mm, nổi trên nền da bình thường.

Triệu chứng thường gặp của bệnh thủy đậu

+ Giai đoạn toàn phát: Đây là giai đoạn đậu mọc. Trong giai đoạn này, trên da xuất hiện những bóng nước hình tròn hay hình giọt nước trên viền da màu hồng, có đường kính từ 3-10 mm. Đầu tiên xuất hiện ở thân mình, sau đó nhanh chóng lan đến mặt và chân tay. Bóng nước lúc đầu chứa dịch trong, sau có thể hóa đục. Ngoài ra, các bóng nước còn có thể xuất hiện ở niêm mạc miệng, đường hô hấp, đường tiêu hóa, ở bộ phận sinh dục,… gây ra cảm giác đau buốt, khó thở, tiểu rát,… Lúc này, bệnh nhân thường bị sốt và ngứa ở các mức độ khác nhau.

+ Giai đoạn hồi phục: Sau một tuần, hầu hết các bóng nước đóng mài và bệnh sẽ dần được phục hồi.

Biến chứng bệnh thủy đậu

Tìm hiểu về bệnh thủy đậu với các biến chứng có thể xảy ra sẽ giúp bạn thấy được mức độ nguy hiểm của bệnh nêu không được điều trị kịp thời.

+ Bội nhiễm: đây là biến chứng thường gặp nhất của bệnh thủy đậu. Biến chứng này xảy ra do các nốt đậu bị vỡ hoặc da bị trầy xước do thói quen gãi của bệnh nhân, hay do các tổn thương không được chăm sóc đúng qui cách.

Bệnh thủy đậu nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn tới các biến chứng nguy hiểm

+ Viêm phổi thủy đậu: Đây là biến chứng nguy hiểm, có thể xảy ra trong thời kỳ đậu mọc với các biểu hiện sốt cao, khó thở, thở nhanh, tím tái, đau ngực, ho ra máu.

+ Hội chứng Reye: biến chứng này có thể xuất hiện ở giai đoạn phục hồi của bệnh với các triệu chứng thường gặp như bồn chồn, căng thẳng, lo ấu, kích thích,…nếu nặng có thể bị hôn mê, co giật,…

+ Dị tật bẩm sinh: bà bầu khi mang thai mắc bệnh thủy đậu trong 3 tháng cuối thai kỳ sẽ làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh ở trẻ sơ sinh như teo cơ, co giật, chậm phát triển,…

+ Viêm não thủy đậu: biểu hiện của viêm não thủy đậu là rung giật nhãn cầu, co giật, hôn mê,…

Hy vọng rằng bài viết Tìm hiểu về bệnh thủy đậu sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức bổ ích về căn bệnh phổ biến này để có phương pháp phòng tránh kịp thời.

Related Posts

Add Comment