Tại sao có hiện tượng răng mọc lệch ở trẻ?

Nhiều trẻ khi đến thời kì mọc răng thường có hiện tượng răng mọc lệch hoặc nhô lên cao hơn bình thường, hoặc thừa hẳn ra ngoài thành răng khểnh,… Vậy tại sao lại có hiện tượng này? Và có thể điều trị hoặc phòng ngừa hiện tượng răng mọc lệch không?

Có nhiều thói quen khác nhau dẫn đến hiện tượng răng mọc lệch ở trẻ mà bạn cần tham khảo như:

Kích thước răng khác nhau khiến răng mọc hay bị lệch

Do di truyền

Khi trẻ phát triển đầy đủ các răng thì do mỗi răng lại có kích thước, cấu tạo khác nhau, trong khi xương hàm nhỏ nên không đủ chỗ mọc, khiến cho răng mọc chen chúc nhau không ngay hàng thẳng lối hay còn gọi răng mọc lệch. Thậm chí, nếu xương hàm trên phát triển không không đều, còn dẫn đến các tình trạng như răng vẩu hoặc móm, răng lưỡi cày,… Ngoài ra, do mẹ có cấu tạo răng to, mọc lệch cũng là yếu tố di truyền sang trẻ khi chúng bắt đầu thời kì mọc răng.

Trẻ bị sâu răng thường phải nhổ sớm cũng khiến răng mọc lệch.

Răng mọc sai vị trí

Thời kì trẻ mọc răng sữa, răng thường hay bị sâu và thường phải nhổ sớm nên đến khi mọc răng vĩnh viễn thường bị mất phương hướng, mọc sai vị trí trên cung hàm và gây lệch lạc răng.

Các thói quen có hại

Một vài thói quen ở trẻ như bú núm vú, mút ngón tay,ngậm kẹp tóc, thở miệng, đẩy lưỡi, mím môi trên, cắn môi dưới… đều có thể gây nên tình trạng răng mọc lệch.

Trẻ hay bú, mút ngón tay cũng ảnh hưởng tới sự phát triển của răng

Ngoài những yếu tố trên thì các chấn thương ở răng như té ngã lúc nhỏ, tình trạng dinh dưỡng kém, sâu răng sớm cũng khiến răng lệch lạc, mọc không ngay hàng thẳng lối. Và việc chỉnh răng mọc lệch lạc rất khó cũng như mất khá nhiều thời gian, vì vậy để phòng ngừa răng bị lệch, bạn nên cho trẻ khám răng định kỳ, giữ răng sữa không cho nhổ sớm, tập cho trẻ bỏ những thói quen xấu.

N.A

Related Posts

Add Comment