Nông nghiệp – Sức Khỏe https://yhocthuongthuc.net Chuyên trang kiến thức Y khoa Mon, 23 Sep 2019 03:17:28 +0000 vi hourly 1 162709760 Cây chuối giúp thoát nghèo https://yhocthuongthuc.net/cay-chuoi-giup-thoat-ngheo.html?utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=cay-chuoi-giup-thoat-ngheo https://yhocthuongthuc.net/cay-chuoi-giup-thoat-ngheo.html#respond Sun, 23 Sep 2018 03:16:00 +0000 https://yhocthuongthuc.net/?p=3100 Theo người dân ở đây kể lại, thì cây chuối trồng ở xã Thanh Bình (huyện Trảng Bom – Đồng Nai) từ xưa đã nổi tiếng thơm ngon hơn các vùng khác. Tuy nhiên, hồi ấy mỗi nhà chỉ trồng vài bụi lấy trái ăn, dư mới đem bán. Mấy năm gần đây, thấy thương nhân từ nhiều nơi đổ về đây mua chuối và một số nhà máy chế biến bánh kẹo cũng tới đặt hàng nên người dân nơi đây bắt đầu chuyển qua chuyên canh cây chuối. Ông Phạm Hữu Trường, Chủ tịch UBND xã cho biết,

Bài viết Cây chuối giúp thoát nghèo đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sức Khỏe.

]]>
Theo người dân ở đây kể lại, thì cây chuối trồng ở xã Thanh Bình (huyện Trảng Bom – Đồng Nai) từ xưa đã nổi tiếng thơm ngon hơn các vùng khác. Tuy nhiên, hồi ấy mỗi nhà chỉ trồng vài bụi lấy trái ăn, dư mới đem bán. Mấy năm gần đây, thấy thương nhân từ nhiều nơi đổ về đây mua chuối và một số nhà máy chế biến bánh kẹo cũng tới đặt hàng nên người dân nơi đây bắt đầu chuyển qua chuyên canh cây chuối.

Ông Phạm Hữu Trường, Chủ tịch UBND xã cho biết, giống chuối được trồng nhiều ở Thanh Bình là chuối bom và hiện nay diện tích trồng chuối đã phát triển lên đến gần 400ha. Nhiều hộ dân ở đây thoát nghèo và trở nên khá giả cũng nhờ cây chuối. Nếu trước đây Thanh Bình nổi tiếng là một xã vùng sâu, vùng xa đặc biệt khó khăn với đa số các hộ dân thuộc diện nghèo, thì hiện nay hộ nghèo của xã đã giảm xuống chỉ còn 14%.

Xem thêm:

Ông Trần Công Chánh ngụ ở ấp Tân Thành là một hộ nghèo điển hình nhờ trồng chuối mà trở nên khá giả. Ông cho biết: “Gia đình tôi có 2,7ha đất đều trồng chuối hết. Trồng chuối không phải mua giống, tiền đầu tư phân bón và công chăm sóc cũng rất ít. Chỉ cần một lao động có thể chăm sóc được 3ha chuối. Khoảng 6 tháng chuối bắt đầu cho thu hoạch, sau đó cứ một tuần tôi thu một lần bình quân 4 tấn/ha/tháng, trừ chi phí đi tôi cũng còn lãi 40 triệu đồng/ha”. Ông Phan Văn Tường ngụ ở ấp Trường An cũng cho biết: “Trồng chuối không đòi hỏi kỹ thuật nhiều, nếu chăm sóc tốt có thể cho thu hoạch từ 3-5 năm. Tôi đã từng thay đổi nhiều loại cây trồng, nhưng cuối cùng lại trở về với cây chuối, vì nó cho thu nhập ổn định và không bao giờ phải lo lắng đến mất mùa hay đầu ra của sản phẩm. Ngoài ra, trồng chuối cũng hiếm khi bị sâu bệnh và ít chịu tác động của thời tiết”.

Theo kinh nghiệm của một số hộ trồng chuối có thu nhập cao ở đây, thì để trồng chuối có hiệu quả, nên chọn cây con có cây mẹ to cao và buồng chuối phải đạt từ 7 nải trở lên. Cây con khi đánh tỉa không nên để xây xước, nên dùng dao cắt gọt bớt đất và rễ sát củ, ấp phần cắt từ cây mẹ vào tro sạch rồi xếp vào nơi râm mát khoảng ba ngày sau mới đem trồng. Khi trồng, đào hố sâu khoảng 35cm và rộng khoảng 45cm và để khoảng 8 ngày cho hả hơi đất mới trồng. Nếu đất xấu, cho thêm rác và tro, trồng với mật độ 2m2/cây theo hàng hướng Đông – Tây để cây tận dụng được nhiều ánh sáng sẽ tốt hơn. Khi trồng, giữ cây thật thẳng và ủ quanh gốc để giữ ẩm. Cần lưu ý đặt mặt cắt của củ cây giống từ cây mẹ về một phía để khi trổ buồng, buồng cũng hướng về một phía thuận lợi cho thu hoạch. Nếu trồng trên sườn đồi thì quay mặt cắt xuống phía chân đồi để khi cây trổ buồng, buồng chuối sẽ ở phía trên, như vậy sẽ kéo cây vào phía trong làm cây đỡ bị đổ.

Mỗi chu kỳ của cây chuối chỉ cần bón 80-100gam phân urê, kali. Vào mùa khô, nếu có nguồn nước tưới 2 lần/tuần, cây sẽ cho thu hoạch cao hơn. Giá chuối vào mùa khô cũng đắt gấp rưỡi giá chuối mùa mưa. Ngoài thu hoạch quả, người trồng chuối còn tận dụng thân cây chuối phơi khô bán cho các cơ sở mây tre đan đồ thủ công mỹ nghệ với giá 3 ngàn đồng/kg. Ông Đoàn Thanh Bài ở ấp Tân Thành kể: “Cứ 2 cây chuối bóc bẹ phơi khô được 1kg sợi, như vậy mỗi sào cũng có thu thêm 5-6 triệu đồng”.

Hỏi thăm một số đại lý chuyên thu mua chuối ở Thanh Bình chúng tôi được biết, đa số chuối thu mua ở đây được xuất tươi sang châu Âu và bán cho các cơ sở, công ty chế biến bánh kẹo trong nước. Đặc biệt, các công ty hoặc cơ sở khi làm chuối sấy rất thích mua chuối ở Thanh Bình, vì chuối ở đây mùi vị thơm ngon lại nhiều mật nên khi sấy khô vẫn giữ được mùi thơm và vị ngọt.

Theo ĐNO

Bài viết Cây chuối giúp thoát nghèo đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sức Khỏe.

]]>
https://yhocthuongthuc.net/cay-chuoi-giup-thoat-ngheo.html/feed 0 3100
Vĩnh Phúc phát triển thêm vùng trồng rau quả cho vụ đông xuân https://yhocthuongthuc.net/vinh-phuc-phat-trien-them-vung-trong-rau-qua-cho-vu-dong-xuan.html?utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=vinh-phuc-phat-trien-them-vung-trong-rau-qua-cho-vu-dong-xuan https://yhocthuongthuc.net/vinh-phuc-phat-trien-them-vung-trong-rau-qua-cho-vu-dong-xuan.html#respond Sun, 23 Sep 2018 03:03:22 +0000 https://yhocthuongthuc.net/?p=3096 Vừa qua, Trung tâm Kỹ thuật Rau hoa quả tỉnh Vĩnh Phúc đã phối hợp với Phòng kinh tế các huyện Tam Dương và Vĩnh Tường tổ chức hội nghị triển khai xây dựng vùng trồng trọt sản xuất hàng hoá vụ đông xuân năm 2007, tập trung tại các xã: Kim Long, An Hoà, Duy Phiên, Vân Hội, Hoàng Lâu và thị trấn Hợp Hoà (Tam Dương); xã Thổ Tang (Vĩnh Tường). Trong những năm qua, việc áp dụng những TBKT vào sản xuất nông nghiệp ở Vĩnh Phúc và huyện Tam Dương nói riêng đã có sự chuyển

Bài viết Vĩnh Phúc phát triển thêm vùng trồng rau quả cho vụ đông xuân đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sức Khỏe.

]]>
Vừa qua, Trung tâm Kỹ thuật Rau hoa quả tỉnh Vĩnh Phúc đã phối hợp với Phòng kinh tế các huyện Tam Dương và Vĩnh Tường tổ chức hội nghị triển khai xây dựng vùng trồng trọt sản xuất hàng hoá vụ đông xuân năm 2007, tập trung tại các xã: Kim Long, An Hoà, Duy Phiên, Vân Hội, Hoàng Lâu và thị trấn Hợp Hoà (Tam Dương); xã Thổ Tang (Vĩnh Tường).

Trong những năm qua, việc áp dụng những TBKT vào sản xuất nông nghiệp ở Vĩnh Phúc và huyện Tam Dương nói riêng đã có sự chuyển biến rõ rệt, năng suất cây trồng ngày một tăng theo xu hướng đáp ứng nhu cầu thị trường trong quá trình hội nhập. Đó là sản phẩm nông nghiệp có tính hàng hoá, khả năng cạnh tranh ngày càng nâng cao. Các giai đoạn quy hoạch vùng sản xuất tập trung, xúc tiến khâu tiêu thụ cũng đang dần hoàn chỉnh, tận dụng được khả năng tiêu thụ của các nhà máy chế biến.

Xem thêm:



Tại các xã nằm trong vùng quy hoạch, 3 loại cây trồng chính sẽ được áp dụng triển khai trồng là: cà chua, dưa chuột và bí xanh. Trong đó cà chua chủ yếu sử dụng các giống cà chua: F1SAVIOR, cà chua mi ni (cà chua Thuý Hồng, 060) và giống cà chua F1SG PERFECT 89. Các giống cây trồng trên đều có đặc tính: kháng chịu bệnh tốt, thời gian thu hoạch dài, thích nghi với nhiều điều kiện khí hậu, quả sai, chất lượng tốt cho năng suất trung bình từ 3-4 tấn/sào. Về dưa chuột, giống dưa chuột chủ yếu được sử dụng là giống dưa chuột 441, cho năng suất 3-3,5 tấn/sào; còn bí xanh là giống bí sặt cho năng suất trung bình 2 tấn/sào. Trung tâm kỹ thuật rau hoa quả tỉnh Vĩnh Phúc sẽ hỗ trợ giống và tập huấn kỹ thuật chăm sóc cho bà con nông dân tại các vùng quy hoạch sản xuất rau hàng hoá. Việc cung cấp giống sẽ được Trung tâm rau hoa quả tỉnh hoàn thành theo yêu cầu cho nông dân.

Theo VPO

Bài viết Vĩnh Phúc phát triển thêm vùng trồng rau quả cho vụ đông xuân đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sức Khỏe.

]]>
https://yhocthuongthuc.net/vinh-phuc-phat-trien-them-vung-trong-rau-qua-cho-vu-dong-xuan.html/feed 0 3096
Để xóa đói nghèo thành công: Người nghèo phải quyết xóa nghèo https://yhocthuongthuc.net/de-xoa-doi-ngheo-thanh-cong-nguoi-ngheo-phai-quyet-xoa-ngheo.html?utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=de-xoa-doi-ngheo-thanh-cong-nguoi-ngheo-phai-quyet-xoa-ngheo https://yhocthuongthuc.net/de-xoa-doi-ngheo-thanh-cong-nguoi-ngheo-phai-quyet-xoa-ngheo.html#respond Sun, 23 Sep 2018 02:57:06 +0000 https://yhocthuongthuc.net/?p=3092 Bộ LĐTB&XH; tổ chức tọa đàm trao đổi kinh nghiệm về công tác xóa đói giảm nghèo (XĐGN), định hướng chiến lược Chương trình mục tiêu Quốc gia về XĐGN giai đoạn 2006 – 2010 phát triển theo hướng bền vững. Từ những mô hình làm tốt của nhiều năm qua cho thấy quan trọng nhất là phải xã hội hóa và khuyến khích cho chính người nghèo có ý chí, quyết tâm vượt nghèo. Người người, ngành ngành, nhà nhà vào cuộc Trong bản tham luận gửi về hội thảo XĐGN gần đây do Bộ Lao động – Thương

Bài viết Để xóa đói nghèo thành công: Người nghèo phải quyết xóa nghèo đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sức Khỏe.

]]>
Bộ LĐTB&XH; tổ chức tọa đàm trao đổi kinh nghiệm về công tác xóa đói giảm nghèo (XĐGN), định hướng chiến lược Chương trình mục tiêu Quốc gia về XĐGN giai đoạn 2006 – 2010 phát triển theo hướng bền vững. Từ những mô hình làm tốt của nhiều năm qua cho thấy quan trọng nhất là phải xã hội hóa và khuyến khích cho chính người nghèo có ý chí, quyết tâm vượt nghèo.

Người người, ngành ngành, nhà nhà vào cuộc

Trong bản tham luận gửi về hội thảo XĐGN gần đây do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với Tạp chí Cộng sản tổ chức, Phó thủ tướng Phạm Gia Khiêm nhấn mạnh: “Có thể nói hiếm có quốc gia nào mà XĐGN trở thành một phong trào sâu rộng trong các tầng lớp dân cư và toàn xã hội như ở nước ta…”. Còn ông Lê Truyền Phó chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam thì cho rằng các khu kinh tế Quốc phòng và phong trào “Cựu chiến binh giúp nhau nâng cao đời sống, XĐGN làm giàu hợp pháp” là những kinh nghiệm rất tốt cần được phổ biến nhân rộng.

Nói về kinh nghiệm ở các mô hình kinh tế kết hợp với quốc phòng thuộc các xã đặc biệt khó khăn ở Tây Nguyên, Tây Bắc, đại tá Phùng Thế Quảng, Cục trưởng Cục Kinh tế Bộ Quốc phòng, cho biết: “Hiện nay Bộ Quốc phòng có 19 đoàn kinh tế Quốc phòng tập trung ở các vùng khó khăn nhất, như vùng trống, thưa dân dọc biên giới Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nghệ An, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế đã xây dựng khu kinh tế Quốc phòng với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội góp phần cải thiện và từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, từ đó xây dựng thế trận Quốc phòng – an ninh. Tuy nhiên bộ đội không làm thay mà chủ yếu “cầm tay chỉ việc” hướng dẫn đồng bào cách làm ăn mới, nên khi bộ đội rút đi, nhân dân làm chủ được trên cánh đồng của mình”.

Xem thêm:

Các binh đoàn 15, 16 đã khai hoang và trồng được 26 nghìn héc-ta cao su, hơn 5.000ha cà phê, 45 nghìn héc-ta điều cao sản, tạo công ăn việc làm cho hàng chục nghìn lao động người địa phương, phân bố lại vùng dân cư, điển hình là khu dân cư mới với tổng số gần 40 nghìn hộ (trong đó có 6.000 hộ đồng bào dân tộc) ở huyện Esúp (Đắc Lắc), Đắc Rấp (Đắc Nông)… Các đoàn kinh tế Quốc phòng đã giúp dân khai hoang, cải tạo đồng ruộng, trồng cỏ phục vụ chăn nuôi đại gia súc, xây dựng mô hình sản xuất, tổ chức khuyến nông, khuyến lâm, triển khai các biện pháp hỗ trợ cho địa phương thoát nghèo có hiệu quả.

Đặc biệt các đoàn kinh tế Quốc phòng còn tổ chức vận động nhân dân xây dựng nếp sống văn hóa và các bệnh xá của các đoàn kinh tế Quốc phòng là những “Trung tâm” khám, chữa bệnh có hiệu quả nhất ở các vùng đặc biệt khó khăn. Đó là chưa tính đến các bệnh viện quân đội hằng năm tổ chức đi khám bệnh cấp thuốc miễn phí, tuyên truyền, hướng dẫn vệ sinh phòng dịch, sinh đẻ có kế hoạch cho hàng trăm nghìn lượt người dân các xã thuộc vùng biên giới, hải đảo.

Về Đoàn kinh tế Quốc phòng 717, tôi gặp già làng Lâm Văn Dua ở xã Thiệu Hưng, huyện Bù Đốp, tỉnh Bình Phước. Ông cho biết: “Bộ đội về giúp dân khai hoang, trồng cà phê, cao su, lúa nước, trình diễn các mô hình vườn cây mẫu. Dân Thiệu Hưng làm theo bộ đội nên bây giờ xã có nhiều hộ giàu có. Anh Điểu Blố gần nhà mình trước không có nhà ở, giờ có 7ha cao su, 1ha lúa nước, có nhà xây, xe máy, ti vi…”

Trong cuộc chiến chống đói nghèo còn phải kể đến sự phấn đấu, vươn lên xóa nghèo làm giàu của các hội viên Hội cựu chiến binh. Đồng chí Trần Hanh, Tổng thư ký Hội cho biết: Phong trào “Cựu chiến binh giúp nhau nâng cao đời sống, XĐGN làm giàu hợp pháp” của Hội phát động cách đây gần 20 năm đến nay đã cơ bản xóa được hộ đói, số hộ CCB nghèo chỉ còn 2,55%, đã có 38 tỉnh, thành phố, 33% xã, 14,5% quận, huyện không còn hộ CCB nghèo. Gần 50% các hộ CCB có mức sống khá trở lên. Các trang trại, các doanh nghiệp của CCB đã thu hút 300 nghìn lao động địa phương góp phần to lớn vào công cuộc XĐGN của đất nước”.

Chuẩn nghèo cho giai đoạn 2006-2010 có tính đến các yếu tố ảnh hưởng (trượt giá, tăng trưởng, thiên tai…). Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 170/2005/QĐ-TTg ngày 8-7-2005, ban hành tiêu chí chuẩn nghèo: Đối với khu vực nông thôn, những hộ có thu nhập bình quân đầu người một tháng từ 200 nghìn đồng trở xuống; Khu vực thành thị, những hộ có thu nhập bình quân đầu người từ 260 nghìn đồng trở xuống. Những hộ có mức thu nhập bình quân đầu người thấp hơn hoặc bằng chuẩn nghèo được xác định là hộ nghèo.

Theo chuẩn nghèo mới, ước tính ở nước ta có khoảng 4,6 triệu hộ nghèo, chiếm 26% số hộ gia đình trên toàn quốc. Vùng có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất là Tây Bắc (62,3%), Tây Nguyên (52,2%) và thấp nhất là vùng Đông Nam Bộ (10,8%).

Kinh nghiệm từ các mô hình XĐGN thành công là phải hướng dẫn, vận động cho chính hộ nghèo biết cách làm ăn, tự thoát nghèo. Ví dụ như ở Quân khu 3 đã lấy từ quỹ XĐGN mua cấp giống, trâu, bò, cày bừa… cấp trực tiếp cho hàng nghìn hộ chính sách nghèo. Và đến nay cơ bản các hộ đã thoát được nghèo, thậm chí nhiều hộ vươn lên làm giàu.

Động lực thoát nghèo

Thứ trưởng Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội Đàm Đình Đắc cho biết: “Chỉ tiêu chủ yếu cần đạt được trong Chương trình mục tiêu quốc gia XĐGN giai đoạn 2006-2010 đó là: Thu nhập của nhóm hộ nghèo tăng 1,4 lần so với năm 2005; 4,2 triệu lượt hộ nghèo được tập huấn về khuyến nông, lâm, ngư; 450 nghìn người nghèo được miễn phí học nghề; 15 triệu lượt người nghèo được khám, chữa bệnh miễn phí; học sinh con của gia đình nghèo được miễn học phí, đóng góp xây dựng trường; 170 nghìn cán bộ xóa đói giảm nghèo được bồi dưỡng, tập huấn; 500 nghìn gia đình nghèo được hỗ trợ xóa nhà tạm… Để đạt được những mục tiêu này thì việc xã hội hóa công tác giảm nghèo và sự quyết tâm vươn lên xóa nghèo của chính những người nghèo là một trong những động lực quan trọng nhất”.

Đồng chí Thứ trưởng cũng cho rằng từ những kinh nghiệm làm tốt trong công tác XĐGN của các khu kinh tế Quốc phòng đã được nhiều địa phương học tập, nhân rộng. Kết quả hiện nay trong cả nước đã có hàng trăm xã, thôn bản XĐGN có hiệu quả, mà điển hình là mô hình “Hạ sơn”; “Chuyển đổi đất xấu sang trồng cỏ, phát triển chăn nuôi đại gia súc” ở xã Pả Vi, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Với chính sách khuyến khích “hạ sơn” của tỉnh, các hộ người Mông được hỗ trợ vật liệu làm nhà, xây bể nước và kéo điện sinh hoạt; 133 hộ xuống núi tại hai thôn Pả Vi Thượng và Pả Vi Hạ; toàn xã chuyển đổi 100ha đất xấu trồng lúa sang trồng, nuôi 1.300 con bò và hơn 2.000 con dê. Chúng tôi đến nhà ông Mùa Chính Páo ở thôn Pả Vi Thượng, nhờ trồng cỏ và chăn nuôi đại gia súc ông đã có tiền xây nhà, cho con đi học đại học. Ông nói: “Nhờ bỏ trồng ngô, lúa trên đất xấu để trồng cỏ nuôi bò, nuôi dê nên nhà tôi mỗi năm thu được 40 triệu tiền lãi từ việc bán con giống. Xã Pả Vi bây giờ không còn hộ đói, mà chỉ còn vài hộ nghèo thôi”.

Khi đến thăm mô hình làm ăn giỏi của xã Pả Vi, chủ tịch huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái – Lầu A Páo – trao đổi kinh nghiệm. Ông nói: “Bí quyết thành công của xã Pả Vi chính ở chỗ chính quyền và nhân dân địa phương sử dụng vốn XĐGN của nhà nước vào chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp. Chúng tôi đến Pả Vi để học tập kinh nghiệm về phổ biến cho các xã trong huyện”.

Mặc dù những năm qua tỷ lệ hộ nghèo trong cả nước đã giảm mạnh, song trên thực tế, nguy cơ tái nghèo vẫn có thể tăng do biến động giá cả, tác động của kinh tế thị trường, thiên tai, bão lũ. Hơn nữa chuẩn nghèo mới của nước ta cũng đã thay đổi với tiêu chí cao hơn. Chính vì thế để đạt được mục tiêu đề ra, chương trình XĐGN phải tập trung vào những địa bàn, những trọng điểm có tỷ lệ hộ nghèo cao. Và đặc biệt là phải coi trọng những kinh nghiệm, giải pháp nhằm giúp người nghèo tự vươn lên xóa nghèo. Người nghèo chỉ có thể thoát nghèo khi chính người nghèo vừa được hỗ trợ, vừa được bàn bạc, thảo luận tìm cách thoát nghèo.

Lê Vũ (QĐND)

Bài viết Để xóa đói nghèo thành công: Người nghèo phải quyết xóa nghèo đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sức Khỏe.

]]>
https://yhocthuongthuc.net/de-xoa-doi-ngheo-thanh-cong-nguoi-ngheo-phai-quyet-xoa-ngheo.html/feed 0 3092
Bỏ làm công ty nước ngoài về mở trang trại https://yhocthuongthuc.net/bo-lam-cong-ty-nuoc-ngoai-ve-mo-trang-trai.html?utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=bo-lam-cong-ty-nuoc-ngoai-ve-mo-trang-trai https://yhocthuongthuc.net/bo-lam-cong-ty-nuoc-ngoai-ve-mo-trang-trai.html#respond Thu, 24 Jun 2010 10:31:21 +0000 https://yhocthuongthuc.net/?p=2306 Tốt nghiệp với tấm bằng cử nhân loại khá, anh Trần Thanh Sơn ở xóm Đồ Sơn – xã Bài Sơn – huyện Đô Lương – Ngệ An dễ dàng vào làm tại một công ty nước ngoài, nhưng với đam mê làm giàu từ mô hình trang trại nuôi chim bồ câu và gà đồi, anh quyết định từ bỏ công việc đáng mơ ước về quê lập nghiệp. Anh quyết định tìm hiểu kiến thức Để có kiến thức nuôi bồ câu và thị trường đầu ra cho sản phẩm, anh lên mạng, đọc sách để học hỏi.

Bài viết Bỏ làm công ty nước ngoài về mở trang trại đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sức Khỏe.

]]>
Tốt nghiệp với tấm bằng cử nhân loại khá, anh Trần Thanh Sơn ở xóm Đồ Sơn – xã Bài Sơn – huyện Đô Lương – Ngệ An dễ dàng vào làm tại một công ty nước ngoài, nhưng với đam mê làm giàu từ mô hình trang trại nuôi chim bồ câu và gà đồi, anh quyết định từ bỏ công việc đáng mơ ước về quê lập nghiệp.

Anh quyết định tìm hiểu kiến thức Để có kiến thức nuôi bồ câu và thị trường đầu ra cho sản phẩm, anh lên mạng, đọc sách để học hỏi. Kết quả, ngay trong năm đầu, anh khẳng định bồ câu có thể phát triển tốt ở Nghệ An. Anh quyết định xây thêm chuồng, nhập thêm con giống.

Có thể bạn cũng quan tâm tới những bài viết 

 

Cùng với nuôi bồ câu thương phẩm, bồ câu giống, anh còn nuôi gà mía – giống gà cỏ Nghệ An. Hiện, anh đang nuôi thử nghiệm gà mía Yên Thế (Bắc Giang), đây là những giống gà được thị trường ưa chuộng.

Giờ đây, trang trại của anh cung cấp giống bồ câu, gà và hướng dẫn kỹ thuật nuôi, bao tiêu sản phẩm cho các cơ sở chăn nuôi vệ tinh trong vùng. “Sản phẩm của mình chủ yếu cung cấp cho các khách sạn, nhà hàng ở Vinh và Hà Nội nên phải theo quy trình chăn nuôi khép kín, kiểm tra nghiêm ngặt dịch bệnh”.

So với thời gian đầu anh không còn trực tiếp chăn nuôi quy mô lớn mà tập trung chủ yếu cung cấp con giống, bao tiêu sản phẩm cho các cơ sở vệ tinh. Với 3 cơ sở vệ tinh làm hợp đồng với anh (chăn nuôi gà an toàn sinh học) hiện có khoảng 15.000 con để phục vụ thị trường. Ông chủ trẻ cho biết, giá mỗi đôi bồ câu thương phẩm là 150.000 đồng, gà cỏ 110.000 -120.000 đồng/kg.

Hiện mỗi ngày trang trại của anh và các trang trại vệ tinh khác xuất ra thị trường khoảng 3 tạ thịt gà, bồ câu thì tùy nhu cầu khách hàng. Sau khi trừ các khoản chi phí cho chăn nuôi và tiền thuê nhân công, mỗi tháng anh mang về 30 triệu đồng. Trang trại của anh giờ đã trở thành địa chỉ tham quan, học hỏi kinh nghiệm của học viên của Trường Dạy nghề huyện Đô Lương và nông dân, thanh niên trong và ngoài tỉnh.

Bài viết Bỏ làm công ty nước ngoài về mở trang trại đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sức Khỏe.

]]>
https://yhocthuongthuc.net/bo-lam-cong-ty-nuoc-ngoai-ve-mo-trang-trai.html/feed 0 2306
Làm giàu từ nuôi chim trĩ đỏ https://yhocthuongthuc.net/lam-giau-tu-nuoi-chim-tri-do.html?utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=lam-giau-tu-nuoi-chim-tri-do https://yhocthuongthuc.net/lam-giau-tu-nuoi-chim-tri-do.html#respond Thu, 24 Jun 2010 10:27:52 +0000 https://yhocthuongthuc.net/?p=2302 Anh Võ Lợi (sinh năm 1977) ở phường Phú Bài – thị xã Hương Thủy – TT Huế khởi nghiệp từ 2 cặp chim trĩ 1 tháng tuổi, sau thời gian thăm quan mô hình nuôi chim trĩ đỏ tại Hà Nội và các tỉnh phía Nam đầu năm 2013 anh đã bắt tay vào nuôi thử nghiệm giống chim trĩ. Bước đầu khởi nghiệp còn khó khăn hệ thống chuồng trại được anh tận dụng từ tre nứa trong vườn, xung quanh quây lưới, lợp mái chống mưa gió và nền bằng cát. Qua 2 năm khởi nghiệp với

Bài viết Làm giàu từ nuôi chim trĩ đỏ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sức Khỏe.

]]>
Anh Võ Lợi (sinh năm 1977) ở phường Phú Bài – thị xã Hương Thủy – TT Huế khởi nghiệp từ 2 cặp chim trĩ 1 tháng tuổi, sau thời gian thăm quan mô hình nuôi chim trĩ đỏ tại Hà Nội và các tỉnh phía Nam đầu năm 2013 anh đã bắt tay vào nuôi thử nghiệm giống chim trĩ. Bước đầu khởi nghiệp còn khó khăn hệ thống chuồng trại được anh tận dụng từ tre nứa trong vườn, xung quanh quây lưới, lợp mái chống mưa gió và nền bằng cát.

Qua 2 năm khởi nghiệp với mô hình chăn nuôi mới, anh Lợi nói về chim trĩ như một “kỹ sư nông dân” thực thụ. Anh chia sẻ: “Chim trĩ sinh sản liên tục từ tháng 2 đến tháng 10 trong năm. Trong quá trình nuôi chim trĩ đỏ chim mẹ thuần nên không nhớ bản năng ấp trứng, lứa đầu tiên mình đã phải mang cho gà nhà ấp. Điều vui mừng là tỷ lệ nở khá cao, tới 80 – 90%”.

Có thể bạn cũng quan tâm tới những bài viết 

Anh chia sẻ với một chim mái trưởng thành trong 3 tháng cso thể đẻ liên tục từ 80 – 90 trứng. Chim trĩ non cần được chăm sóc kỹ trong tháng đầu tiên, chú ý lượng thức ăn, nước uống phù hợp, trong 3 tahsng đầu ăn cám gà con và nước đun sôi để nguội. Đến tháng thứ tư mới bổ sung các thức ăn khác như lúa, ngô và các loại rau.

Nhờ nhân giống tốt, sau 8 tháng nuôi lứa đầu tiên anh đã có gần 100 con chim trĩ. Trong năm 2013, anh đã bán một nửa con giống thu về gần 20 triệu đồng. Sắp tới anh sẽ tiếp tục mở rộng quy mô trang trại để nuôi chim trĩ.

Chim trĩ có chu kỳ sinh trưởng từ 6 – 8 tháng là tới kỳ sinh đẻ. Giá chim trĩ giao động từ 100.000 đồng – 1 triệu đồng tùy theo tháng tuổi. Đối với chim trĩ đang đẻ trứng thì giá khoảng 1,5 triệu đồng. Chim trĩ thịt giá dao động từ 250.000 – 300.000 đồng/kg; trứng 45.000 – 50.000 đồng/quả, việc mở rộng quy mô trang trại chắc chắn sẽ còn mang lại hiệu quả. Đầu ra cho loại chim này tại TT- Huế vẫn rất thoải mái do chưa có ai nuôi loại chim, cộng với gia thành cũng rất cao.

Sau 2 lứa nuôi, anh Lợi đúc kết: “Chim trĩ đỏ nuôi không khó, cách chăm sóc khá đơn giản, chi phí thức ăn thấp hơn nuôi gà, giá thịt và con giống khá ổn định vì vậy người nuôi thu lãi cao. Chim trĩ thực sự là một hướng đi mới trong chăn nuôi tại tỉnh TT- Huế”.

Bài viết Làm giàu từ nuôi chim trĩ đỏ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sức Khỏe.

]]>
https://yhocthuongthuc.net/lam-giau-tu-nuoi-chim-tri-do.html/feed 0 2302