Một số thắc mắc trong luyện tập thể thao

Nhiều người hằng ngày chơi thể thao, hay làm việc căng thẳng muốn bồi bổ, nâng cao sức khỏe, nhưng chưa nắm rõ những yếu tố liên quan, đã được các nhà chuyên môn giải thích dưới đây.

Vitamin có bị xem là dopping trong thể thao?

Bạn Nguyễn Thanh Hải (ngụ ở Q.3, TP.HCM) gửi câu hỏi đến nhà chuyên môn hỏi rằng: “Thưa bác sĩ, ngoài chế độ dinh dưỡng, tôi muốn sử dụng thêm các vitamin để giúp nâng cao hoạt động thể lực, tăng cường sức khi chơi thể thao, nhưng tôi là vận động viên chuyên nghiệp, nếu sử dụng thêm vitamin thì có bị coi là sử dụng dopping hay không?”. Thắc mắc này được bác sĩ Nguyễn Trọng Anh – Tổng thư ký Hội Y học thể dục – thể thao (TP.HCM) giải thích như sau: vitamin là một nhóm bao gồm rất nhiều loại khác nhau, được quy ước thành từng nhóm như, vitamin nhóm A, nhóm B, nhóm C, nhóm D… Mỗi loại vitamin có một tác dụng khác nhau (chẳng hạn như, Pharmaton với thành phần vitamin, khoáng chất và chiết xuất nhân sâm G115, qua kết quả thử nghiệm trên người sử dụng cho thấy, sau một thời gian sử dụng các chỉ số về sức cơ, mức độ tiêu thụ oxy của tế bào, nồng độ acid lactic, đều cải thiện theo chiều hướng tích cực), song nhìn chung đa số các vitamin đều tham gia trong nhiều phản ứng chuyển hóa tế bào, giúp chuyển hóa và giải phóng năng lượng. Chính vì vậy, khi sử dụng vitamin có tác dụng giúp tăng cường sức khỏe là như thế. Tuy nhiên, việc sử dụng vitamin giúp nâng cao hoạt động thể lực ở mức độ nào thì còn tùy thuộc vào từng loại chế phẩm có chứa thành phần vitamin gì, cũng như nhà sản xuất có kiểm chứng về tác dụng này. Hiện nay, vitamin không nằm trong danh mục dopping.

Sử dụng thuốc bổ chứa nhân sâm có làm tăng huyết áp?

Còn chị Phạm Thị Minh Tú (ở TP Vũng Tàu) thắc mắc: “Trong thành phần thuốc bổ Pharmaton có chứa chiết xuất nhân sâm, mà theo Đông y, sử dụng nhân sâm lâu ngày sẽ gây tăng huyết áp, vậy việc sử dụng Pharmaton có gây tăng huyết áp hay không?

Theo bác sĩ Nguyễn Xuân Anh (Hội Y học thể dục thể thao TP.HCM), câu hỏi này không phải chỉ là thắc mắc của chị Minh Tú mà là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm, bác sĩ trả lời thắc mắc của chị Tú như sau:

Kết hợp chiết xuất nhân sâm trong Pharmaton đã được kiểm chứng để chuẩn hóa ở hàm lượng thích hợp là 40mg/viên. Đây là hàm lượng tối ưu để bảo đảm tác dụng điều trị đồng thời không gây nên những tác dụng phụ như cao huyết áp, vốn là một tác dụng không mong muốn khi sử dụng nhân sâm theo cách truyền thống đã được ghi chép trong y văn.

Ngoài ra, ảnh hưởng của Pharmaton trên huyết áp đã được kiểm chứng trong một thử nghiệm với 1.800 người, với 63% đang sử dụng sản phẩm trong thời gian ít nhất 12 tháng, trong đó 550 người ở độ tuổi trên 40 với mức huyết áp trung bình là 140mmHg/77 mmHg. Kết quả cho thấy, không có sự thay đổi chỉ số huyết áp trước và sau khi sử dụng. Cụ thể trước sử dụng, mức huyết áp trung bình là 140.7± 20.1mmHg/ 77.5± 11.7mmHg và sau sử dụng, mức huyết áp trung bình là 139 ± 20.1mmHg/ 75.9± 11.7mmHg.

Với những thông tin trên cho thấy, việc sử dụng Pharmaton không gây nên cao huyết áp.

Vừa đi bộ thể dục vừa nghe nhạc, tốt hay xấu?

Rất nhiều bạn đọc thắc mắc về việc nghe nhạc trong quá trình luyện tập thể thao như chị Lê Xuân, chị cho biết mình có thói quen đi bộ thể dục và thường nghe nhạc để thư giãn khi luyện tập, như vậy có ảnh hưởng đến kết quả tập và sức khỏe hay không?

Thắc mắc của chị và những bạn đọc khác được bác sĩ Tô Minh Châu (Hội Y học thể dục thể thao TP.HCM) giải đáp như sau:

Nghe nhạc cùng với luyện tập thể thao giúp đầu óc sảng khoái, cơ thể trẻ trung và tăng sự phục hồi cho hệ tim mạch. Trường hợp cụ thể, một người tập đi bộ và nghe nhạc sẽ có khuynh hướng luyện tập siêng năng, đều đặn hơn và khó bỏ thói quen tập thể thao. Bác sĩ Châu cho biết thêm nếu nghe nhạc trong quá trình luyện tập thể thao, ví dụ như khi đi bộ thì nên chọn loại nhạc có nhịp độ tương ứng với bước đi, và đã có rất nhiều bài nhạc dành cho thể thao mà có thể tìm thấy trên mạng internet với các từ khóa “music”, “sport” hay “walking”.

(Suckhoegiadinh.org sưu tầm – Theo TNO)

Related Posts

Add Comment