Bệnh loãng xương thường xảy ra ở người lớn tuổi, đặc biệt là phụ nữ sau mãn kinh. Vậy làm thế nào để phát hiện sớm căn bệnh này?
Bệnh loãng xương là khi khối lượng xương trong cơ thể giảm đi rõ rệt làm cho xương xốp, giòn, dễ gãy. Đặc biệt là xương ở các vị trí như xương đùi, cổ tay, khung chậu, cột sống… Nếu bệnh loãng xương không được phát hiện sớm có thể gây ra các biến chứng như biến dạng cột sống, vẹo đốt sống, còng, gù, gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, thậm chí dẫn đến tử vong. Vì vậy, phát hiện sớm nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp bạn có liệu pháp điều trị kịp thời và tốt cho sức khỏe.
Người cao tuổi và phụ nữ tiền mãn kinh dễ bị loãng xương
Để phát hiện sớm bệnh loãng xương bạn nên chú ý một số điều sau:
– Nên đi khám sức khỏe định kỳ để các bác sĩ giúp bạn phát hiện nguy cơ gây bệnh loãng xương.
– Chụp X quang xương sống và xương tay chân để phát hiện nguồn bệnh. Tuy nhiên, đây là phương pháp khá hạn chế bởi nó chỉ giúp phát hiện được bệnh loãng xương khi bệnh đã nặng. Vì lúc này, bạn mới nhìn rõ các dấu hiệu loãng xương trên phim X quang.
Chụp X-quang giúp phát hiện loãng xương
– Xét nghiệm đo mật độ xương giúp đánh giá được khối lượng xương có thể phát hiện loãng xương sớm hơn.
– Sử dụng máy đo loãng xương cũng giúp phát hiện bệnh loãng xương nhanh chóng và hiệu quả. Bởi máy đo loãng xương có thể tự động định vị vị trí người chụp, đo chính xác 100% mức độ loãng xương, tốc độ chụp nhanh khoảng 1.5 giây/vị trí…
Sử dụng máy đo loãng xương giúp phát hiện sớm bệnh loãng xương
Như vậy, để phát hiện sớm bệnh loãng xương và có cách điều trị kịp thời thì bạn nên thường xuyên theo dõi sức khỏe cơ thể mình bằng cách áp dụng một số các phương pháp như vừa kể trên.
N.A