HƯỚNG DẪN LÀM ĐỀ ÁN MÔN HỌC KINH TẾ LƯỢNG

1. Lộ trình thực hiện đề án

Nộp đề cương nghiên cứu: buổi học tuần 6 hoặc 7, tùy theo yêu cầu của GV (làm đề cương sơ bộ trên 1 trang giấy A4, có thể viết tay). [xem mục 4]
Nộp báo cáo sơ bộ: nộp vào tuần 10. [xem mục 5]Nộp báo cáo chính thức: nộp vào tuần 13. [xem mục 6]

2. Yêu cầu chung

Đề án môn học là yêu cầu bắt buộc đối với các sinh viên tham gia lớp học. Các sinh viên sẽ tự thiết lập nhóm cho mình (5÷8 SV) và tự lựa chọn chủ đề nghiên cứu thích hợp với khả năng của nhóm. Từ chủ đề ban đầu, sinh viên sẽ xây dựng một mô hình hồi quy tổng thể (hồi quy bội/đa biến) dựa trên những kiến thức được học. Sau đó, nhóm tiến hành thu thập số liệu và phân tích kinh tế lượng (ước lượng, kiểm định, v.v.). Cuối cùng, nhóm làm thành một báo cáo hoàn chỉnh và nộp cho giảng viên hướng dẫn (GVHD).Tác dụng: Bài tập này nhằm rèn luyện cho SV nắm vững các khái niệm cơ bản của kinh tế lượng, phát huy tinh thần làm việc tập thể, tạo tính chủ động trong học tập, nghiên cứu và ứng dụng môn học.

3. Hướng dẫn chi tiết

3.1. Chủ đề nghiên cứu

Từng nhóm sinh viên sẽ tự chọn chủ đề nghiên cứu. Chủ đề cần có sự đồng thuận của các thành viên trong nhóm. Cụ thể hơn, nhóm sẽ tìm một quan hệ thống kê giữa các đại lượng kinh tế mà các thành viên quan tâm nghiên cứu.
Gợi ý một số chủ đề tham khảo:(1) Chủ đề chung về kinh tế. Ví dụ: (a) Mức tiêu dùng phụ thuộc vào thu nhập của các hộ gia đình và 1 số yếu tố khác; (b) Doanh thu phụ thuộc vào Chi phí quảng cáo và 1 số chi phí khác; (c) Giá nhà phụ thuộc vào diện tích, số phòng ngủ, số tầng, nhà mặt tiền hay trong hẻm… (d) Các yếu tố tác động đến GDP; (e) Tiền lương phụ thuộc vào thâm niên, trình độ chuyên môn, bậc thợ, nam hay nữ…
(2) Chủ đề tài chính – ngân hàng. Ví dụ: Giá trị Nợ dài hạn phụ thuộc vào Giá trị Tổng tài sản và các khoản mục khác; …
(3) Chủ đề xã hội. Ví dụ: Số giờ tự học của SV trong một tuần, Số phút đọc sách trong một ngày, Số tiền chi tiêu cho mua sách trong một tháng, Số giờ xem tivi trong một tuần, v.v. phụ thuộc vào yếu tố nào?

  • Chủ đề của nhóm nên ở mức độ phù hợp với năng lực nghiên cứu hiện tại, thời gian và khả năng tài chính của nhóm.
  • Chủ đề nghiên cứu của các nhóm trong lớp không được trùng nhau. Nhóm nào chọn chủ đề (nộp đề cương) trước sẽ được ưu tiên.

3.2. Biến phụ thuộc

Do giới hạn của chương trình nên biến phụ thuộc nên là biến định lượng hay liên tục (con số đo lường cụ thể, có đơn vị). Biến phụ thuộc được chọn phải sát với chủ đề nghiên cứu.

3.3. Các biến độc lập

Nhóm nghiên cứu sẽ tự chọn các nhân tố (biến độc lập) tác động lên biến phụ thuộc. Biến độc lập có thể là biến định lượng hoặc biến định tính (định danh/phân loại, định bậc/thứ bậc) nhưng phải có ít nhất một biến định lượng (liên tục).Một số lưu ý khi chọn biến độc lậpBiến độc lập phải được chọn một cách cẩn thận sao cho:

  • Có thể phát biểu bằng lời để giải thích tác động của biến độc lập lên biến phụ thuộc (phát biểu này dựa trên lý thuyết kinh tế hoặc giả định dựa trên sự suy luận hợp lý).
  • Các biến độc lập được chọn là các nhân tố chính tác động lên biến phụ thuộc.

Các biến phụ thuộc và biến độc lập phải:

  • Được định nghĩa rõ ràng với đơn vị đo lường cụ thể hoặc được phân loại một cách rõ ràng.
  • Dễ tìm hoặc dễ điều tra.

3.4. Xây dựng mô hình

Mô hình hồi qui tuyến tính đa biến theo tham số.

3.5. Thu thập số liệu mẫu

(ít nhất gồm 20 quan sát, khuyến khích: trên 30 quan sát)Đối với dữ liệu thứ cấp: Dữ liệu sử dụng cho mô hình phải được ghi chú rõ nguồn gốc và các phương pháp tổng hợp hay biến đổi dữ liệu nếu có.Đối với dữ liệu sơ cấp: Phải nêu rõ phương pháp chọn mẫu và phải lưu giữ phiếu điều tra cho đến khi kết thúc môn học.Lưu ý:

  • Tiến hành phân tích số liệu đã thu thập thập được trên máy vi tính dựa vào các phần mềm thống kê Eviews 6.0, SPSS, v.v.
  • Bất cứ hành động chỉnh sửa dữ liệu hoặc kết quả hồi quy đều không được chấp nhận.
  • Hoàn thành báo cáo hoàn chỉnh trên Microsoft office word (gồm những mục chính như trình bày ở phần dưới).

 

4. Đề cương nghiên cứu

Hạn nộp: đề cương cần nộp sớm để nhóm có thời gian thực hiện các bước nghiên cứu tiếp theo (tuần 6 hoặc 7, tùy theo yêu cầu của GV tại lớp).Đề cương là cơ sở để giảng viên hướng dẫn nhóm tiếp tục nghiên cứu.Bản đề cương này phải nêu rõ ràng và ngắn gọn:

  • Tên đề tài.
  • Mục tiêu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu.
  • Danh sách các biến phụ thuộc và độc lập.
  • Nêu rõ biến nào đã có dữ liệu kèm theo nguồn gốc của dữ liệu, biến nào chưa tìm được số liệu và dự kiến khả năng tìm được (Không in dữ liệu kèm theo đề cương).

Lưu ý: Những nhóm không được giảng viên thông qua đề cương thì bài làm không được chấp nhận.

5. Báo cáo sơ bộ

Hạn nộp: vào tuần 10.Yêu cầu: báo cáo tình hình thực hiện đề án bằng cách gởi file báo cáo bằng Word qua email của GV với nội dung bao gồm như sau:

  • Cơ sở lý thuyết (nếu có) của nghiên cứu là gì?
  • Tình hình thu thập dữ liệu, mã hóa dữ liệu.
  • Kỳ vọng dấu của các hệ số bêta là gì?
  • Đặt/phát biểu các giả thiết để kiểm định các hệ số hồi qui.

 

6. Báo cáo chính thức

6.1. Thời gian và hình thức

Ngày nộp: nộp word file báo cáo qua email của GV trong tuần học 13, có hình thức theo tiêu chuẩn ISO5966 của ĐHHS hoặc theo hình thức như sau:

  • Có đánh số trang, mục lục tự động
  • Khổ chữ (size): 13
  • Font: Times New Roman
  • Line spacing (khoảng cách dòng): multiple 1.5
  • Khoảng cách đoạn trước/sau: 6pt/6pt
  • Lề trái: 1.25” hay 3 cm
  • Các lề còn lại: 0.8” hay 2 cm
  • Canh lề hai bên
  • Tên bảng đặt trên bảng
  • Tên hình đặt dưới hình

6.2. Nội dung báo cáo

Trang bìa: Có tên nhóm, tên tác giả, tên đề tài và ngày hoàn thành.Báo cáo chính thức: Phần báo cáo chính thức không quá 15 trang với các nội dung sau:

  • Phát biểu vấn đề và lược khảo các nghiên cứu có liên quan (nếu có).
  • Cơ sở lý thuyết của vấn đề đang được nghiên cứu (nếu có).
  • Thiết lập mô hình tổng quát (mô hình hồi quy bội).
  • Nguồn dữ liệu và mô tả dữ liệu (vẽ đồ thị Scatter plot), nêu nhận xét. Tính hệ số tương quan để biết được mức độ chặt chẽ trong quan hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc và từng biến giải thích hoặc lập ma trận hệ số tương quan của tất cả các biến trong mô hình.
  • Ước lượng mô hình và kiểm định giả thiết: Ước lượng mô hình hồi quy mẫu. Nêu nhận xét về sự phù hợp của kết quả với lý thuyết mà ta đã biết về chủ đề, ý nghĩa của các tham số ước lượng được, mức độ phù hợp của mô hình. Nếu không phù hợp thì đưa ra 1 số nguyên nhân. Nếu được thì sửa chữa, khắc phục để có mô hình phù hợp (phần này sẽ được đánh giá cao).
  • Tính khoảng tin cậy của hệ số hồi quy, tiến hành kiểm định giả thiết và thực hiện 1 vài dự báo dựa trên mô hình phù hợp đã được ước lượng. Rút ra kết luận.
  • Kiểm tra các giả thiết về phân phối chuẩn của sai số ngẫu nhiên; kiểm tra sự tồn tại của: Đa cộng tuyến, Phương sai thay đổi, Tự tương quan, và khắc phục (nếu được).
  • Diễn dịch kết quả
  • Kết luận và đề xuất
  • Các hạn chế của nghiên cứu và hướng mở rộng nghiên cứu
  • Cảm ơn
  • Tài liệu tham khảo


Ghi chú: trong phần báo cáo chính thức này nhóm phải diễn đạt bằng lời là chính, chỉ trình bày các phương trình và đại lượng thống kê chính một cách thật đơn giản. Lưu ý là người đọc báo cáo có thể không có chuyên môn sâu về Thống kê và Kinh tế lượng. Bảng dữ liệu và kết quả tính toán được thể hiện ở phụ lục.

6.3. Phụ lục

  • Bảng dữ liệu tổng hợp dùng cho tính toán và nguồn gốc của từng biến số.
  • Thống kê mô tả tổng hợp
  • Ma trận tương quan
  • Kết quả hồi quy bằng Eviews hoặc SPSS.
  • Kết quả kiểm định (đa cộng tuyến, phương sai của sai số thay đổi, tự tương quan và phân phối chuẩn) bằng Eviews nếu có.

Báo cáo cần trình bày rõ ràng, kiểm tra lỗi chính tả và văn phạm.

7. Một vài lưu ý

Những hành vi sau được xem là vi phạm nguyên tắc nghiên cứu khoa học và cũng là vi phạm quy chế học tập và sẽ bị xử lý theo đúng quy chế:

  • Copy lại công trình của tác giả khác.
  • Sử dụng số liệu không rõ nguồn gốc.
  • Chỉnh sửa số liệu và/hoặc kết quả ước lượng.

Báo cáo sẽ được GV đưa lên Turnitin để kiểm tra đạo văn, nếu tỷ số tương đồng (SI) vượt quá 25% thì báo cáo sẽ được yêu cầu chỉnh sửa, khắc phục.

Related Posts

Add Comment