Đột quỵ có thể gây ra hội chứng PTSD

Nhiều người may mắn sống sót sau cơn đột quỵ phải đối mặt với một thách thức tâm lý nghiêm trọng. Gần một phần tư số người bị tai biến phải đối mặt với tình trạng rối loạn căng thẳng sau chấn thương.

Nghiên cứu cho thấy những người phải trải qua một cuộc khủng hoảng đe doạ tới tính mạng có thể phải đối mặt với những tổn thương nghiêm trọng về tâm lý, nghiên cứu của tác giả chính Donald Edmondson, một trợ lý giáo sư y học hành vi tại Trung tâm Y tế Đại học Columbia ở thành phố New York.

Mặc dù rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD) thường là hậu quả của một chấn động tâm lý như trở về từ cuộc chiến tranh hay bị xâm hại tình dục, các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng nếu trải qua một vẫn đề sức khoẻ nghiêm trọng cũng có thể xuất hiện PTSD mà bác sĩ và gia đình thường không phát hiện ra.

Nghiên cứu được công bố trực tuyến vào ngày 19 tháng 06 trên tạp chí PLoS ONE, cũng cho thấy những người mắc chứng PTSD sau cơn đột quỵ có nguy cơ mắc bệnh tim hoặc đột quỵ tiếp theo vì những vấn đề tâm lý mà họ phải gánh chịu.

PSTD là một phản ứng thể chất và cảm xúc mãnh liệt đe doạ tính mạng hoặc chấn thương. Các triệu chứng được chia làm 3 loại chính là: hồi tưởng lại sự kiện, né tránh các hoạt động bình thường và tăng thức.

Những người mắc chứng PSTD dễ xúc động và khó kiểm soát cảm xúc của mình. Họ có thể khóc khi đọc một tấm thiệp chúc mừng, họ có cảm giác sợ hãi, sợ bị bỏ rơi….

Mỗi năm, có khoảng 300.000 người sống sót sau đột quỵ sẽ phát triển các triệu chứng PTSD vì lo sợ cho tình trạng sức khoẻ của mình chiếm 23%, trong đó 11% sẽ trở thành mãn tính.

Trong nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu đã phân tích 9 nghiên cứu trước về các bệnh nhân đột quỵ hoặc thiếu máu thoáng qua. Nghiên cứu đã thống kê được 1.100 trường hợp sống sót sau đột quỵ và đưa ra các câu hỏi.

Mặc dù nghiên cứu không chỉ ra rằng đột quỵ gây ra PTSD nhưng cũng gần như vậy vì con người không thể mắc PTSD khi không có một tình huống đe doạ tính mạng. Do đó, nghiên cứu này chỉ ra một mối quan hệ nhân quả.

Related Posts

Add Comment