Dinh dưỡng phù hợp cho trẻ em

Dinh dưỡng cho trẻ em những năm tháng đầu đời cần được các mẹ đặc biệt chú ý, nhất là đối với các thực phẩm gây hại tới sức khỏe của con.

1. Đồ lạnh gây bệnh lồng ruột

Nên hạn chế cho trẻ sử dụng đồ lạnh

Nước uống có gas, kem…là các đồ ăn ưa thích của trẻ mỗi khi trời oi bức. Tuy nhiên, đường ruột của trẻ đang trong quá trình hoàn thiện nên rất mỏng, khi bị đồ lạnh kích thích, dễ gây ra co thắt ở cơ bàng quang, đường ruột từ đó gây ra bệnh lồng ruột và đường ruột tắc nghẽn.

Nên hạn chế cho trẻ sử dụng đồ lạnh và đồ ăn thức uống vừa mới lấy từ tủ lạnh ra nên để ở nhiệt độ phòng một lúc mới nên cho trẻ ăn.

2. Ăn nhiều Chocolate khiến trẻ mắc bệnh đái dầm

Trẻ ăn nhiều chocolate khiến bàng quang phình to

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng: nên dùng một ít chocolate hàng ngày để có một trái tim khỏe mạnh, phòng chống ung thư, giảm béo, tạo hưng phấn. Nhưng với chế độ dinh dưỡng trẻ em hàng ngày, các mẹ cần chú ý nên hạn chế sử dụng chocolate, nếu không sẽ dễ gây ra chứng đái dầm. Trẻ ăn nhiều chocolate sẽ làm cho bàng quang phình to, cơ bàng quang trở nên thô ráp, xuất hiện hiện tượng co thắt không chủ động. Ngoài ra, chocolate cũng làm trẻ ngủ sâu khiến khi trong bọng đái đầy nước tiểu thì không thể tỉnh dậy kịp, lâu dần thành bệnh đái dầm.

3. Nếu không muốn trẻ thấp, bé tuyệt đối tránh xa café và trà

Phần lớn trong chế độ dinh dưỡng trẻ em không có thành phẩn café và trà. Nhưng trẻ có thể sử dụng các thực phẩm từ café và trà như bánh kẹo.  Thành phần cafein trong café và trà lại gây ra trở ngại cho phát triển chiều cao của trẻ. Những đứa trẻ thường xuyên uống cà phê, ăn kẹo bánh làm từ cà phê thì sẽ có nguy cơ bị “lùn”.

4. Thực phẩm có tính axit gây cho trẻ cảm giác cô độc

 Khi trẻ bổ sung quá nhiều thực phẩm có tính axit sẽ hình thành nên thể chất mang tính axit, khiến các vi chất tham gia vào sự phát triển của não bộ và duy trì chức năng sinh lý như canxi, kali, magie tiêu hao, ảnh hưởng tới tâm trạng của trẻ, làm cho trẻ luôn có cảm giác mình cô độc. Dinh dưỡng trẻ em hàng ngày rất quan trọng, các mẹ hãy chú ý: giảm tỉ lệ thức ăn có protein, chất béo, chất đường; tăng thêm thực phẩm có tính kiềm như rau xanh, hoa quả, làm cho độ kiềm axit trong máu trở lại cân bằng.

5. Bệnh cận thi và bột

Cho trẻ ăn nhiều bột gạo, bột mì cũng khiến trẻ bị cận thị

Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng chất bột thiếu vitamin B (ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ thần kinh) và Chromium (nguyên nhân chính gây cận thị ở trẻ em). Dinh dưỡng trẻ em hàng ngày thay vì cho trẻ ăn bột gạo, bột mỳ trong thời gian dài, cha mẹ nên cho trẻ ăn thức ăn nấu từ gạo nguyên hạt (nấu chín rồi xay nhỏ) để đảm bảo đủ Chromium

N.T

Related Posts

Add Comment