Điều trị bệnh viêm amidan ở trẻ khi giao mùa

Thời tiết chuyển mùa, đặc biệt là hơi se lạnh thường khiến trẻ mắc nhiều bệnh về đường hô hấp và đường tiêu hóa. Một trong các căn bệnh gây phiền toái nhất ở trẻ là bệnh viêm amidan. Vậy để điều trị căn bệnh này chúng ta nên làm như thế nào?

Mùa thu và mùa đông, khi thời tiết bắt đầu chuyển lạnh là điều kiện để vi trùng, siêu vi trùng gây viêm amiđan hoạt động mạnh. Vì vậy, bạn hãy chú ý cách chăm sóc trẻ khi giao mùa để đề phòng bệnh viêm amidan.

Biểu hiện của bệnh viêm amidan ở trẻ là đau họng, cảm giác vướng nuốt hoặc khó khi nuốt, sốt nhẹ và uể oải, nhức mỏi toàn thân và gây đau vùng họng. Nếu bệnh tiến triển nặng sẽ gây bưng mủ vùng họng, bị áp xe amidan hoặc có thể biến chứng gây viêm nội mạc cơ tim và cũng có thể gây viêm khớp với tỷ lệ thấp. Vậy để điều trị căn bệnh này bạn nên nắm rõ tình trạng của bệnh.

Bệnh viêm amidan thường gặp ở trẻ em

Nếu bệnh viêm amidan ở thể nhẹ thì có thể cho trẻ uống thuốc kháng sinh, ngậm nước muối thường xuyên để chữa trị. Nếu bệnh đã nặng bạn nên áp dụng phương pháp phẫu thuật cắt amidan để tốt cho sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, sau khi cắt amidan nên chú ý một số điều sau:

–       Nên hạn chế tuyệt đối các đồ ăn chua, cay, cứng và nóng từ 2 tuần để vết cắt không bị ảnh hưởng.

Nên tránh cho trẻ ăn các đồ ăn cay, chua gây ảnh hưởng không tốt đến khoang miệng

–       Không nên đến những chỗ đông người như siêu thị, rạp hát, hội chợ vì rất có thể vi khuẩn sẽ xâm nhập vào qua đường hô hấp và khiến amidan bị nhiễm khuẩn, có thể sưng to và nhiễm trùng, gây hại cho cơ thể.

–       Nên uống nhiều nước, và bổ sung thêm các chất dinh dưỡng từ nước uống và trái cây, hoặc sữa, súp sẽ giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể và mau lành vết cắt amindan.

–       Không cho trẻ tiếp xúc với các chất kích thích như mùi thuốc lá, ăn các đồ ăn lên men vì có khả năng dễ gây kích thích và ho, không tốt cho sự phục hồi “lớp lót” của họng sau mổ.

Tránh cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ

Nếu phát hiện bị chảy máu sau mổ phải lập tức đến bệnh viện để các bác sĩ kiểm tra và có biện pháp khắc phục. Ngược lại, nếu không bị chảy máu sau mổ thì sau một tuần bệnh nhân có thể trở lại với công việc, học hành bình thường của mình.

N.A

Related Posts

Add Comment