Đi lâm sàng Y3 – những điều cần biết

Kỳ 1 sắp kết thúc và chuẩn bị bước chân vào kỳ II. Kỳ tới này các em bắt đầu đi lâm sàng làm quen học lâm sàng trên viện buổi chiều sẽ phải về khoa học các môn khác và 1 tuần sẽ có khoảng 1 đến 2 buổi trực 12 tiếng, anh tin rằng sẽ bước đầu các em sẽ gặp những khó khan nhất định, sẽ không biết tiếp cận bệnh nhân như thế nào, rất ngại và sợ hỏi bệnh, không dám xin thăm khám và viết bệnh án sẽ khá ngu ngơ, và sẽ rấttttt rất mệt sau mỗi buổi trực bởi đây là lần đầu các em đi lâm sàng. Nhưng đừng sợ hãy mạnh mẽ lên xông pha đi hỏi bệnh khám, và trò chuyện với bệnh nhân các em sẽ thấy lâm sàng thật thú vị, gặp cái gì không biết thì hỏi các bạn trong nhóm, các bạn Y Hà Nội, hoặc các anh chị nội trú hoặc là các anh chị khóa trước, hoặc thậm chí là bác sĩ điều trị của bệnh nhân hoặc các anh chị cao học mọi người sẽ đều chỉ và hướng dẫn nhiệt tình cho các em. Chỉ sợ là các em lười nhác như anh ngày xưa mắc “hội chứng hành lang” thôi. Tản mạn thế thôi vào vấn đề chính nhá.

I. Đi lâm sàng cần chuẩn bị gì?

1. Áo blouse
2. Ống nghe, bắt buộc phải có
Con nhà có điều kiện, có tiền thì mua ống nghe của littmann hoặc ADC ý, nó vào khoảng 1.5 triệu đến hơn 3 triệu 1 cái tùy loại. Đương nhiên đắt tiền dễ bị mất
Ít tiền hơn thì mua spirit khoảng 400k – hơn 1 triệu gì đó.
Không có tiền thì tối thiểu cũng nên mua cái ống nghe alpk2 nó vào khoảng loanh quanh 250k gì gì đó
3. 1 cuốn sổ ghi + bút
Tốt nhất là cuốn notebook A5 hoặc A6 cho tiện bỏ túi áo
4. Đèn soi đồng tử 
Có cũng đc mà không cũng đc vì có thể dùng thay bằng đèn flash điện thoại
5. Thước dây

Cái thước 1m50 mà hay dùng đo khi may quần áo ý, đi cơ xương khớp sẽ dùng và học nhi sẽ dùng nhưng rất ít dùng

6. Búa phản xạ
Ad nghĩ là mỗi em nên mua 1 cái. Bọn anh lười và quên không mang thường dùng ống nghe gõ. Búa này rất nghiếu loại, có điều kiện thì mua loại xịn, không có điều kiện thì mua loại búa 30-40k cũng chả sao
7. Nên đi cross hoặc giày hoặc dép quai hậu nhé.
Đi tổ ong không ai cấm nhưng hơi thô thiển (đôi khi một số bác sĩ sẽ ko thích)
8. Ăn mặc
Sao cho tóc tai, quần áo gọn gàng, đừng luộm thuộm quá bệnh nhân họ nhìn thấy họ sợ họ đuổi đấy

II. Tài liệu cần gì?

Có nhiều nguồn tài liệu lắm phong phú, lên mạng gõ là ra hết, cả ngoại văn lẫn tiếng việt…Nhưng cơ bản trường ta vẫn theo sách của Y Hà Nội. Hy vọng rằng các năm tới trường mình sẽ có sách riêng. Một số tài liệu mà y3 cần có
1. Bộ sách triệu chứng học của Y Hà Nội gồm 2 tập nên mua sách gốc cho hình ảnh sinh động
2. Bệnh học nội Y Hà Nội gồm 2 tập (nên mua để đọc trước cũng được)
3. Những kỹ năng y khoa của Y Hà Nội
4. Ngoài ra có thể lên youtube xem các bài giảng của các trường khác nhé, đặc biệt là của các thầy cô Y Hà Nội…J J
5. Sách Cơ Chế Triệu Chứng nên đọc các em ạ

III. Học thế nào?

Mỗi sáng các khoa đều có giao ban mỗi ngày. Đi lâm sàng, theo như mình thấy thì bên nội nghe giao ban không giúp ích được các bạn nhiều mà có khi vào các bạn còn bị đuổi ra nên không nhất thiết phải nghe giao ban trừ một số khoa bắt buộc.
Cái chủ yếu cốt lõi của y3 là khám và phát hiện triệu chứng. Phân biệt đc các triệu chứng với nhau. Chẳng hạn nghe phổi thì phải phân biệt được đâu là tiếng rale rit đâu là rale ngáy, đâu là tiếng rale nổ đâu là tiếng rale ẩm.
Khám thế nào thì tiền lâm sàng các em học rồi, quên thì search bài giảng trên youtube xem và đọc lại sách những kỹ năng y khoa nhé. Tất nhiên đi lâm sàng các em sẽ đc các thầy giảng lại nhưng đọc lại không thừa đâu… 
Vì hầu hết chúng ta đều đi lâm sàng mỗi khoa một tuần nên học sẽ không kịp đâu các em ạ. Vì thế hãy chia mục tiêu học ra từng ngày trong tuần. Chẳng hạn tuần này đi hô hấp chia ra: hôm nay mục tiêu là hội chứng 3 giảm thì tìm tất cả những người tràn dịch màng phổi mà hỏi bệnh và xin phép khám, và khám toàn thân chứ không phải là chỉ khám mỗi phổi nhé. Khám xong có thể ra tra sách lại hoặc thảo luận với bạn cùng khám với mình xem mình khám thiếu gì không. Và một điều quan trong là phải tìm hiểu cơ chế của triệu chứng đó là gì nhé…
Hỏi bệnh, thực ra mình trước đây rất ngại khoản này, do không đọc trước sách ở nhà nên mỗi khi đứng trước bệnh nhân mặt đực ra và không biết hỏi cái gì, hoặc hỏi cái nọ lại quên cái kia… cho nên trước khi hỏi bệnh thì bạn nên đọc trước bài 1-2 lần và đi hỏi và khám nhé, khám xong lại xem lại sách xem mình phát hiện đủ triệu chứng chưa nhé
Tiếp đến là làm bệnh án, mình cá rằng các bạn cũng như mình ngày xưa yếu khoản này lắm, không biết trình bày bệnh sử thế nào, tóm tắt ra làm sao, nên khi đi lâm sàng cố gắng làm bệnh án nhờ các anh chị nội trú, các anh chị khóa trước, hoặc y6 sửa cho trong những đêm trực nhé. Mẫu trên mạng cũng có đấy các bạn search google nó cũng ra chẳng hạn ”bệnh án tràn dịch màng phổi” là nó ra cả núi ý
Trực không phải là đến ngồi chơi, đọc sách nhá mà hãy cố gắng đến sớm 1 chút, nắm các bệnh nhân theo dõi bệnh nhân mới vào, khám và hỏi bệnh một số bệnh nhân mà mục tiêu hôm đó các em muốn học, xong sau đó đi buồng cùng với bác sĩ có gì không rõ em có thể hỏi lại ngay, chẳng hạn khi nghe phổi bệnh nhân em có thể đặt ống nghe cùng và hỏi lại cô xem cô nghe thấy gì em nghe có giống cô không? Không giống hay thiếu cái gì thì cố gắng nghe lại. (Các bạn nên chú ý đên trực hầu như là lúc học đc nhiều nhất, vì bệnh nhân mới dễ tính dễ hỏi và khám và các anh chị nội trú và bác sĩ trực có thời gian để giải thích cho bạn). Những bạn nào quan hệ tốt có thể xin bám theo bác sĩ nào đó để học và trực thêm, sẽ học đc rất nhiều.
Cố gắng có thời gian thì đi hỏi bệnh nhá, đừng có đứng hành lang, cầu thang bàn tán chuyện phiếm rồi hỏi cái gì cũng không biết thì trách ai. Nếu thế thì ở nhà mà ngủ còn ngon hơn… Bọn này đông và hung hãn lắm, chắc gần nửa lớp chứ không ít, càng y lớn càng nhiều, như anh chẳng hạn… 
Điểm thì lâm sàng 20-30% tổng điểm , thường xuyên 10-20%. Bài cuối kỳ 60% số điểm thi lý thuyết. Ăn nhau là bài thi lý thuyết nên điểm cao hơn nhau ăn thua chủ yếu là bài thi lý thuyết cuối kỳ nhé. Nhưng đừng vì điểm lý thuyết mà bỏ lâm sàng là điều cấm kỵ nhé, thà lý thuyết bình bình mà lâm sàng tốt còn hơn vạn lần lý thuyết điểm cao mà méo biết lâm sàng. Lâm sàng nó xương sống của bác sĩ các em ạ, bác sĩ mà lâm sàng không biết gì thì cũng vứt đi nhé.

Lời khuyên

– Cố gắng xây dựng một mối quan hệ tốt với mọi người xung quanh với các bạn bè trong và ngoài trường nhá. Mặc dù đi lâm sàng sẽ có người nói này người nói nọ là điều không thể tránh nhưng người tốt rất nhiều nên cô gắng nhé, NGÀY MAI CÁC EM SẼ RA THẾ NÀO LÀ KẾT QUẢ CỦA NỖ LỰC NGÀY HÔM NAY CỦA CÁC EM NHÉ
– Đi lâm sàng các bạn Y Hà Nội thường sẽ tốt hơn các em nên cố gắng học hỏi và trao đổi thêm ở các bạn nhé. Đừng quá tự cao tỏ vẻ biết rồi, nó không biết mà coi thường nó, vì có thể em biết cái này nhưng cái khác em không biết bạn lại biết rõ em ạ
– Trường các bạn gảng lâm sàng các em quen bạn nào thì cố gắng vào nghe ké giảng lâm sàng nhá, đuổi thì ra thôi, hơi quê một tý, nhưng học được thêm tý nào hay tý đấy…:v Ngày xưa anh chuyên đi nghe ké đấy.
– Tuyệt đối không gải thích bệnh cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân, nếu bệnh nhân hỏi hãy nói với bệnh nên hỏi bác sĩ điều trị của mình sẽ chính xác..
Hiện tại thì chất lượng giảng viên trường mình đã tốt lên rất nhiều so với xưa nên các em đừng lo lắng nhé, đôi khi các bạn trường khác thấy mà cũng phải ganh tỵ. Mà chả đâu xa bọn anh quay lại Bạch Mai học cũng thấy thật ganh tỵ với các em…
Nhớ rằng các anh chị luôn đồng hành và luôn giúp đỡ các em ngay khi các anh chị có thể…
Cuối cùng cám ơn các em đã đọc bài, chúc các em học tốt.
Nguồn: Đề Cương & Đề thi SMP

Related Posts

Add Comment