Khớp vai rất quan trọng đối với cơ thể vì nó là khớp nối chi trên với thân người, giúp toàn bộ chi trên cử động nhịp nhàng. Vì vậy, khi bị đau khớp vai, bạn nên tìm hiểu rõ nguyên nhân cũng như có cách điều trị kịp thời để lấy lại sự mềm dẻo, linh hoạt vốn có của nó.
Khi bệnh nhân bị đau khớp vai họ sẽ thấy đau âm ỉ quanh các khớp, đau nhiều về đêm và nếu nặng sẽ dẫn đến tê, không nhấc tay lên được hoặc thậm chí bị teo cơ nếu không vận động tay. Vậy nguyên nhân nào gây nên bệnh đau khớp vai?
Chấn thương có thể khiến bạn dễ bị trật khớp vai
Đau khớp vai là việc tổn thương phần mềm quanh các khớp như cơ, gân, dây chằng, thần kinh, mạch máu,… Bệnh do nhiều nguyên nhân gây nên song thường gặp nhất là do bạn bị chấn thương làm trật khớp vai lần đầu, từ đó sụn viền không thể lành lại và dẫn đến khớp vai dễ dàng bị trật trở lại mỗi khi bạn thay đổi tư thế, làm động tác dang và xoay ngoài khớp vai.
Để phát hiện bệnh đau khớp vai sớm bạn nên chú ý chăm sóc bản thân, nếu thấy đau nhiều về đêm ở các khớp vai thì nên đi khám, chụp Xquang hoặc siêu âm khớp vai để thấy được tình trạng của bệnh và có cách điều trị phù hợp.
Chụp Xquang để phát hiện tình trạng bệnh đau khớp vai
Khi đã phát hiện chính xác mình bị đau khớp vai, bạn nên tuân thủ theo các chỉ định của bác sĩ chuyên khoa khớp trong điều trị. Và các phương pháp thường thấy đó là dùng thuốc giảm đau đơn thuần, thuốc chống viêm, thuốc giãn cơ,… đồng thời kết hợp xoa bóp để phục hồi chức năng khớp, chiếu tia hồng ngoại, sóng ngắn và có thể sử dụng một số loại thuốc Corticoid nếu bệnh quá nặng.
Chiếu đèn hồng ngoại để điều trị bệnh đau khớp vai
Đồng thời trong sinh hoạt hàng ngày bạn nên chú ý tránh mang vác nặng, có chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, giảm cân để tránh tạo sức nặng lên các khớp,… cũng sẽ giúp bạn ngăn ngừa bệnh đau khớp vai hiệu quả.
N.A