Thời tiết thay đổi thất thường, tạo điều kiện cho các vi khuẩn gây bệnh phát triển trong đó có vi khuẩn gây đau mắt đỏ. Có nhiều cách chữa đau mắt đỏ hiệu quả từ liệu pháp khoa học và đông y.
Đau mắt đỏ còn được gọi là bệnh viêm giác mạc cấp do một số vi khuẩn gât lên. Trong môi trường thuận lợi, bệnh lây lan rất nhanh và trẻ em – đối tượng có hệ miễn dịch kém, chưa có ý thức giữ gìn vệ sinh có nguy cơ mắc bệnh cao. Nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh có thể gây ra một số biến chứng: viêm giác mạc mãn tính, giảm thị lực thậm chí là mù, lòa. Có một số cách chữa đau mắt đỏ hiệu quả, an toàn.
1. Liệu pháp y học hiện đại
Thường xuyên vệ sinh mắt bằng nước muối sinh lý hoặc nước mắt nhân tạo
Trong y học hiện đại có nhiều cách chữa đau mắt đỏ cùng với các dung dịch sát khuẩn chuyên dụng:
– Nước mắt nhân tạo hoặc nước muối sinh lý: Đây là 2 loại dược phẩm khá thông dụng, có tác dụng diệt khuẩn tốt và có thể diệt được các vi khuẩn gây bệnh. Nên dùng các loại nước này nhiều lần trong ngày, khoảng 1 tuần sẽ cải thiện tình trạng bệnh.
– Thuốc nhỏ mắt có thành phần thành phần cortizol: Chất cortizol có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh và sát khuẩn cao.
2. Liêu pháp đông y
Diếp cá giúp điều trị đau mắt đỏ
Cùng với sự phát triển của Y học hiện đại, trong đông y có nhiều vị thuốc có thể chữa đau mắt đỏ hiệu quả, an toàn, không gây tác dụng phụ.
– Rau diếp cá: Ngoài tác dụng chữa bệnh phụ khoa, bệnh trĩ, rau diếp cá với tính sát khuẩn cao, vị tanh có thể làm thuốc chữa đau mắt đỏ được nhiều người tin dùng. Cách dùng: Sử dụng rau diếp cá, rửa sạch, giã dập và đắp vào mắt trước khi đi ngủ.
– Lá trầu không: Cùng với rau diếp cá, lá trầu không có tính sát khuẩn cao, có thể chữa đau mắt đỏ. Bạn nên dùng lá trầu không, giã dập và cho vào cốc nước nóng, xông vào mắt đỏ.
Chủ động phòng bệnh
Bên cạnh các cách chữa đau mắt đỏ, bạn hãy chủ động phòng tránh bằng cách: Thường xuyên vệ sinh mắt và nơi ở, rửa tay nhiều lần với dung dịch vệ sinh chuyên dụng, không để trẻ em tiếp xúc với người bệnh hoặc các nơi công cộng có mầm mống gây bệnh: công viên, khu vui chơi…