Trong Đông y các loài hoa: hoa ngâu, hoa phong lan, hoa cúc ngoài ngoài tác dụng ướp trà…còn có công dung như những vị thuốc điều trị cao huyết áp và chứng chán ăn, giải rượu, ho, sốt.
Hoa ngâu
Hoa ngâu
Hoa ngâu thưởng nở rộ vào tháng 7 và tháng 8 trong năm. Trong Đông y người ta sử dụng cánh hoa ngâu phơi khô như một vị thuốc, hoa ngâu có vị ngọt hơi cay. Hoa ngâu chủ trị: uốt kết, sạch phổi cho những người hút thuốc lá, giải rượu, thư giãn, sảng khoái đầu óc, trị độc, mụn nhọt…
Đối với người bị bệnh cao huyết áp hoa ngâu được dùng thành bài thuốc như sau: hoa ngâu 10g, hoa cúc 30g, trộn lẫn và chia làm 3 phần đều nhau. Đun sôi nước, mỗi lần uống lấy một phần ngâm kỹ cho ngấm hoa, để nguộ bớt rồi uống.
2. Hoa cúc bách nhật
Hoa cúc bách nhật
Cúc bách nhật thường nở rộ vào mùa hạ, hoa có màu tím nhạt, trắng hoặc hống sẫm. Theo Đông Y cúc bách nhật có vị ngọt, tính bình, được dùng trong các vị thuốc làm mát gan, giải độc, chữa ho hen, sáng mắt….
Vị thuốc trị chứng đau đầu do phong hỏa: láy hóa cúc bách nhật 9g, 12g mã tiên thảo, sắc uống hàng ngày.
Bài thuốc: 15g cúc bách nhật, 30g hạ khô thảo, 10 g mỗi vị thuốc; mạch môn, thạch hộc, tang diệp. Sắc nước uống hàng ngày để ổn định và chữa bệnh cao huyết áp.
3. Dừa cạn
Hoa dừa cạn
Dừa cạn còn có tên gọi khác là bông dừa, hải đằng. Trong khoa học dừa cạn được gọi là Catharanthus Roseus (L.) G. – Don Apocynaceae. Nhận biết dừa cạn: cây cao khoảng 40 – 60cm, lá hình trứng mọc đối, mặt trên lá có màu xanh đậm, mặt dưới nhạt hơn. Đông y dùng dừa cạn làm các vị thuốc chủ trị: bệnh cao huyết áp, điền kinh, đái thảo đường, tiêu hóa kém, thông tiểu…
Hỗ trợ điều trị bệnh cao huyết áp: 160g dừa cạn, 180g lá đinh lăng, 150g hoa hòe, 160g cỏ xước, 120g đỗ trọng, 100g chi tử, 140g cam thảo đất. Sao các vị thuốc trên lên, tán nhỏ, bảo quản trong hộp kín chống ẩm. Mỗi ngày dùng 40g, hãm cùng 1 lít nước sôi, uống thay nước trong ngày.
N.A