Cảm cúm – nguyên nhân và cách phòng tránh

Khi bị cảm cúm, cần ăn nhiều rau quả cũng như có chế độ nghỉ ngơi hợp lý.

Áp lực công việc, học hành

Thức khuya học bài, làm quá giờ liên tục khiến đồng hồ sinh học lẫn mọi hoạt động trong ngày của bạn đều bị ảnh hưởng (ăn muộn, tắm khuya). Điều này ảnh hưởng tới hệ miễn dịch từ đó tăng khả năng mắc bệnh trong đó có cảm cúm.

Hoạt động xã hội quá dày

Nếu các tụ điểm vui chơi là chón lui tới thường xuyên của bạn thì nên cẩn thận với những đồ uống kích thích (rượu, bia) hoặc mùi thuốc lá. Ngoài ra, tiếp xúc quá gần với nhiều người lạ tỏng không gian hẹp như bar, pub hoàn toàn có thể khiến bạn bị lây nhiễm virus và ốm.

Thời tiết

Nắng mưa đột ngột, nóng lạnh thất thường cung là nguyên nhân phổ biến khiến bạn mệt mỏi và bị ốm hoặc cảm lạnh.

Một số cách ngăn ngừa cảm cúm

– Ăn đúng chuẩn: Khi ăn quá nhiều thực phẩm rác (ăn nhanh, đồ ăn đóng gói, đông lạnh…) lượng đường huyết trong cơ thể tăng cao, khiến bạn luôn thấy mệt mỏi và đầy bụng. Nên ăn thay thế bằng rau xanh và hoa quả sạch.

– Tập thể dục, thể thao: Mỗi ngày tập đều đặc 30 phút sẽ khiến hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn, từ đó giảm thiểu nguy cơ mắc cảm cúm.

– Rửa tay sạch sẽ: Trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Vi khuẩn có thể từ tay bạn chạy vào đường ruột qua thức ăn.

– Bổ sung thêm vitamin như vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng. Vitamin B giúp cơ thể thoải mái, tinh thần tỉnh táo. Bạn nên bổ sung bằng viên vitamin tổng hợp, hoặc uống nhiều nước cam, chanh và bổ sung hoa quả vào khẩu phần ăn hàng ngày.

– Cháo, súp…nấu cùng khoai tây, cà rốt, thịt nạc sẽ rát tốt cho dạ dày của bạn trong những ngày cảm cúm. Bạn nên ăn làm nhiều bữa, vừa tránh cảm giác đói, vừa không bị đầy bụng vì hệ tiêu hóa vẫn chưa ổn hoàn toàn.

TT

Related Posts

Add Comment