Bệnh tay chân miệng thường xuất hiện ở trẻ trong độ tuổi từ 3-5 tuổi và có khả năng lây lan nhanh nếu không được phát hiện và điều trị sớm. Vậy để phòng ngừa và điều trị bệnh tay chân miệng thì chúng ta phải làm những gì?
Bệnh chân tay miệng do siêu vi trùng đường ruột thuộc nhóm Coxasackieviruses và Enterovirus 71 gây ra. Bệnh thường xuất hiện vào mùa hè và có khả năng lây lan nhanh qua việc tiếp xúc trực tiếp hoặc qua phân, nước bọt khi trẻ ho, hắt hơi, sổ mũi,… Các triệu chứng của bệnh thường là sốt nhẹ, đau họng, chán ăn, hay quấy khóc và nổi các nốt bọng nước nhiều ở tay, chân, miệng hoặc thậm chí là ở mông. Để điều trị bệnh tay chân miệng ở trẻ bạn hãy áp dụng các cách sau:
Bệnh tay chân miệng là căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ
– Thường xuyên theo dõi các biểu hiện bất thường của trẻ để phát hiện sớm các triệu chứng bất thường và cho trẻ nhập viện để được các bác sĩ điều trị dứt điểm nguồn bệnh.
– Nếu trẻ đang ở giai đoạn đầu thì bạn có thể áp dụng các cách như dùng thuốc hạ sốt, giảm đau, vệ sinh răng miệng cho trẻ bằng nước muối loãng, sử dụng thêm các vitamin C, vitamin PP, vitamin A và kẽm theo chỉ định của bác sĩ trong việc điều trị bệnh tay chân miệng ở trẻ.
– Nên cho trẻ tái khám sau 1 tuần điều trị tại nhà để kiểm tra lại chính xác tình trạng của bệnh và có cách xử lý kịp thời. Đặc biệt, nếu thấy trẻ xuất hiện các triệu chứng như sốt cao trên 39oC, co giật, run chi, quấy khóc, bứt rứt thì bạn nên đưa bé vào bệnh viện ngay.
– Ngoài ra, một chế độ dinh dưỡng phù hợp và giàu các dưỡng chất cũng như các loại vitamin sẽ rất tốt cho bé trong việc điều trị bệnh tay chân miệng. Nên chú ý cho trẻ ăn các thức ăn mềm, mịn, mát lạnh để không gây đau khi có các vết loét trong miệng.
Bổ sung lượng vitamin A cần thiết cho trẻ để phòng tránh bệnh tay chân miệng
Bên cạnh các biện pháp điều trị bệnh tay chân miệng thì bạn cũng nên chú ý phòng ngừa để ngăn chặn sự xuất hiện và lây lan của căn bệnh này. Cụ thể bạn nên chú ý chăm sóc trẻ như dưới đây:
– Cho trẻ rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
– Rửa sạch đồ chơi, vật dụng, sàn nhà bằng dung dịch sát khuẩn.
Cho trẻ em rửa tay bằng xà phòng thường xuyên để tránh bệnh tay chân miệng
– Thường xuyên tắm giặt, thay quần áo để loại bỏ vi khuẩn gây bệnh cho trẻ. Đồng thời, cách ly trẻ bệnh để tránh tình trạng bệnh lây lan nhanh trong cộng đồng.
N.A