Cách phòng ngừa bệnh loãng xương

Xương là thành phần cấu tạo quan trọng của cơ thể con người, giúp nâng đỡ và duy trì sự hoạt động của cơ thể. Vì vậy, bảo vệ và chữa loãng xương luôn rất cần thiết đối với sức khỏe mỗi chúng ta.

Những người cao tuổi, phụ nữ sau mãn kinh thường có biểu hiện của bệnh loãng xương. Nếu không được chữa trị kịp thời, có thể sẽ gây nhiều hậu quả nghiêm trọng như xương giòn, dễ gãy, viêm xương,… Vậy để chữa loãng xương chúng ta nên làm gì?

Điều chỉnh chế độ ăn giàu canxi

Canxi hay vitamin D có vai trò quan trọng nhất giúp cho xương chắc khỏe, hình thành mô xương và tránh loãng xương. Vì vậy, để chữa loãng xương bạn nên điều chỉnh cho mình một chế độ ăn giàu canxi như tăng cường ăn: rau xanh, tôm, cua, thịt trứng, sữa,… Đặc biệt, nếu sử dụng sữa bạn nên chọn loại ít ngọt, không béo và cũng không nên ăn quá nhiều để tránh bị béo phì, thừa cân,…

Bổ sung canxi giúp phòng ngừa loãng xương ở người cao tuổi

Vận động mỗi ngày, lựa chọn môn thể thao ưa thích sẽ khiến cơ bắp được vận động làm hạn chế quá trình mất xương và giúp tái tạo xương. Hơn thế, luyện tập thể thao giúp bạn có một tinh thần sảng khoái, thêm hưng phấn làm việc và rất có lợi cho việc chữa loãng xương. Bởi nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người ít vận động, không tập thể dục thể thao thường khiến quá trình loãng xương xảy ra nhanh hơn, đặc biệt là đối với các trường hợp bị liệt hay phải nằm điều trị lâu tại giường. Tuy nhiên, khi vận động các bạn nên chú ý:

Thường xuyên vận động thể chất

Vận động cơ thể thường xuyên giúp giảm nguy cơ loãng xương ở người cao tuổi

– Vận động nhẹ nhàng sau đó tăng dần cường độ lên ở mức vừa phải, phù hợp với sức khỏe cơ thể.

– Vận động đều cơ bắp và cột sống.

Các bài tập về cơ bắp giúp chống loãng xương rất hiệu quả

– Nếu đã bị loãng xương nên tránh các động tác như: Trồng cây chuối, cúi gập người hoặc nhảy mạnh tại chỗ vì các động tác này có thể làm lún xẹp đốt sống, nứt đốt sống gây nguy hiểm cho người bệnh.

N.A

Related Posts

Add Comment