Biểu hiện – nguyên nhân – hướng dẫn cách giảm ngáy khi ngủ thành công

Ngủ ngáy lâu năm dường như trở thành mối lo ngại đối với nhiều người. Bệnh dai dẳng và khó trị dứt điểm. Những cách giảm ngáy khi ngủ sau sẽ giúp giải quyết mối lo ngại về những giấc ngủ không ngon cho người bệnh và cả người thân trong gia đình.

1. Biểu hiện của chứng bệnh ngủ ngáy

Biểu hiện của bệnh ngủ ngáy là phát ra âm thanh khi chúng ta ngủ, thông thường sẽ diễn ra vào ban đêm. Những âm thanh này sẽ gây ảnh hưởng, khó chịu đến những người xung quanh, mà thông thường người ngáy lại không nghe thấy hay biết về tiếng ồn đó. Vì vậy, bản thân người bệnh khó mà nhận thức được nếu không có sự thông báo từ người xung quanh.

Trong trường hợp bệnh ngáy nặng sẽ kèm theo chứng ngừng thở nhất thời, khiến bệnh nhân hay giật mình tỉnh giấc giữa đêm nhiều lần với trạng thái mệt mỏi. Ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần người bệnh.

Ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần người bệnh.

2. Nguyên nhân bệnh ngủ ngáy

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh ngủ ngáy. Tuy nhiên, chúng ta có thể chia ra làm hai nguyên nhân là nguyên nhân sinh lý và nguyên nhân bệnh lý.

  • Nguyên nhân sinh lý là do một số thay đổi trong cấu trúc cuống họng hoặc cơ thể do bệnh hoặc những thói quen xấu gây nên. Nguyên nhân sinh lí có thể là do: béo phì, tác dụng phụ của một số loại thuốc, hút thuốc nhiều.

Béo phì là một trong những nguyên nhân gây ngáy ngủ

  • Nguyên nhân bệnh lý chính là “hồi chuông” cảnh báo sức khỏe của bạn. Nếu cơ thể bạn có nhiều triệu chứng khó chịu khác kèm theo ngủ ngáy thì điều này nhắc nhở bạn rằng bạn đang mắc phải những căn bệnh sau: Viêm xoang, viêm amidan…

3. Hậu quả của bệnh ngủ ngáy

Việc ngủ ngáy về lâu dài gây ra nhiều hậu quả có hại cho sức khỏe. Ngủ ngáy dẫn đến tình trạng ngưng thở. Các cơn ngưng thở sẽ lặp lại nhiều lần trong đêm, điều này khiến cơ thể chúng ta trở nên thiếu oxy. Chính việc này làm giảm lượng oxy lưu thông đến cơ mô và các cơ quan trong cơ thể đặc biệt là não và tim đem đến cho người bệnh những hậu quả khôn lường như:

  • Bệnh tăng huyết áp
  • Bệnh lí về tim mạch (bệnh mạch vành, đột quỵ, suy tim…)
  • Hội chứng rối loạn chuyển hóa
  • Đái tháo đường

Ngoài ra do não bị thiếu oxy, giấc ngủ của chúng ta thường xuyên trong tình trạng rối loạn khiến cơ thể mệt mỏi, thiếu ngủ. Nên người bệnh thường cảm thấy mệt mỏi, mất tập trung, thường xuyên cảm thấy thiếu ngủ, trí nhớ kém, giảm ham muốn tình dục,…

4. Hướng dẫn cách giảm ngáy khi ngủ

Hãy phụ thuộc vào mỗi nguyên nhân gây ra chứng bệnh mà lựa chọn những cách điều trị bệnh ngủ ngáy sao cho phù hợp để mang lại hiệu quả tốt nhất.

– Đối với bệnh do nguyên nhân sinh lý thì người bệnh cần điểu chỉnh để có một chế độ ăn uống hợp lý, điều chỉnh và kiểm soát cân nặng, hạn chế sử dụng các loại thuốc như thuốc an thần, thuốc lá… Trong trường hợp bắt buộc phải dùng thuốc, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ và dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.

– Đối với bệnh nhân mắc phải chứng ngủ ngáy do nguyên nhân bệnh lý. Bạn cần đến bác sĩ để được thăm khám trực tiếp. Tùy thuộc vào từng loại bệnh lý mà bạn đang mắc phải, các bác sĩ sẽ đưa ra những lộ trình với những biện pháp điều trị phù hợp với mỗi bệnh nhân.

Đến bác sĩ để được thăm khám trực tiếp bệnh ngủ ngáy

Với tình trạng chứng ngủ ngáy nhẹ, không có các biểu hiện nặng như tiếng ngáy quá to, hoặc xuất hiện chứng ngưng ngủ tạm thời, thì người mắc chứng này có thể lựa chọn các cách giảm ngáy khi ngủ bằng mẹo đơn giản điều trị ngay tại nhà sau đây.

  • Uống nước ấm mỗi đêm trước khi ngủ. Thói quen tốt này có thể làm giảm chứng ngáy ngủ hiệu quả. Nước ấm giúp làm mềm vùng họng, giúp không khí lưu thông qua đường thở một cách dễ dàng.
  • Thoa tinh dầu ô liu: Thoa một ít tinh dầu ô liu lên mũi trước khi ngủ sẽ làm giảm chứng ngáy ngủ hiệu quả. “Thần dược” này không chỉ giúp bạn ngăn ngừa được nhiều bệnh mà còn khá hiệu quả trong việc chữa trị ngáy ngủ ở người lớn và trẻ nhỏ.
  • Dùng tỏi: Chế biến các món ăn có chứa tỏi là một trong những cách trị tật ngáy ngủ hữu hiệu. Trong thành phần của tỏi có chứa chất kháng khuẩn, làm giảm các vi khuẩn bám trong vùng họng gây ra chứng ngáy ngủ. Đặc biệt trong tỏi còn có tính ấm, hỗ trợ ngăn ngừa nhiều bệnh lí khác.

Cách làm giảm ngáy ngủ không khó, quan trọng là mỗi cá nhân phải hiểu đúng căn bệnh mà mình đang gặp phải và có hướng giải quyết khoa học nhất. Hi vọng những thông tin về chứng bệnh ngủ ngáy và các cách giảm ngáy khi ngủ trên sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình tìm kiếm giấc ngủ, nghỉ ngơi thoải mái.

Related Posts

Add Comment