Bệnh tiểu đường là gì?

Tiểu đường là một bệnh mãn tính xảy ra khi cơ thể không thể sản xuất đủ hoặc không sử dụng hiệu quả insuslin. Insulin là một loại hormone được sản xuất bởi tuyến tuỵ, cho phép glucose đi vào các tế bào của cơ thể, nơi nó được chuyển thành năng lượng cần thiết cho cơ bắp và các mô hoạt động.

Một người mắc bệnh tiểu đường là khi cơ thể không hấp thu glucose đúng cách, glucose vẫn còn ở trong máu, làm tăng đường huyết gây tổn hại các mô theo thời gian. Tổn thương này dẫn đến những biến chứng nguy hiểm đe doạ tính mạng của người bệnh.

benh tieu duong la gi

Bệnh tiểu đường là do cơ thể thiếu insulin

Có 3 loại chính tiểu đường là bệnh tiểu đường tuýp 1, tuýp 2 và, đái tháo đường khi mang thai (GDM).

Bệnh tiểu đường tuýp 1

Bệnh tiểu đường tuýp 1 là do phản ứng tự miễn dịch của cơ thể, hệ thống phòng thủ của cơ thể tấn công các tế bào sản xuất insulin trong tuyến tuỵ. Kết quả là cơ thể không còn sản sinh insulin cần thiết. Nguyên nhân của tình trạng này chưa rõ ràng. Bệnh có thể ảnh hưởng ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở trẻ em và thanh niên. Với người bị bệnh tiểu đường tuýp 1 cần phải tiêm insulin mỗi ngày để kiểm soát lượng đường trong máu. Nếu không có insulin, người bệnh sẽ tử vong.

Bệnh tiểu đường tuýp 1 thường phát triển đột ngột và có thể bao gồm các triệu chứng như:

– Khát bất thường và khô miệng.

– Đi tiểu thường xuyên.

– Cực kỳ mệt mỏi và thiếu năng lượng.

– Đói liên tục.

– Giảm cân đột ngột.

– Nhiễm khuẩn tái phát

– Vết thương khó lành,

– Mở mắt,

benh tieu duong la gi

Biến chứng loét bàn chân ở người tiểu đường

Với những người mắc tiểu đường tuýp 1 có thể sống bình thường nếu tuân thủ chế độ tiêm insulin hàng ngày và giám sát chặt chẽ chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên.

Bệnh tiểu đường tuýp 2.

Bệnh tiểu đường tuýp 2 phổ biến hơn tuýp 1. Bệnh thường xảy ra ở những người lớn, nhưng ngày càng trẻ hoá. Người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, cơ thể có thể sản xuất insulin nhưng không đủ hoặc cơ thể không sử dụng được insulin sản xuất ra, dẫn đến lượng glucose trong máu quá cao.

Triệu chứng của bệnh thường lâu xuất hiện. Người bệnh chỉ phát hiện ra khi các mô tế bào đã bị tổn thương do đường huyết quá cao và có triệu chứng rõ ràng.

Mặc dù nguyên nhân trực tiếp của bệnh tiểu đường tuýp 2 là chưa rõ ràng nhưng một số yếu tố làm tăng nguy cơ bao gồm:

– Béo phì

– Chế độ ăn thiếu dinh dưỡng.

– Lười vận động.

– Tuổi tác.

– Di truyền,

– Dân tộc.

– Thiếu dinh dưỡng trong khi mang thai ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

benh tieu duong la gi

Chế độ ăn ảnh hưởng tới người tiểu đường

Trái với những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 1, người mắc tiểu đường tuýp 2 không cần phải tiêm insulin hàng ngày. Tuy nhiên, họ có thể được chỉ định sử dụng thuốc kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh, tăng cường hoạt động thể chất để cải thiện tình hình.

Số lượng người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 đang tăng lên nhanh chóng trên toàn thế giới. Mức tăng này có liên quan tới sự phát triển kinh tế, già hoá dân số, đô thị hoá, thay đổi chế độ ăn, và những thay đổi về lối sống khác.

Đái tháo đường trong thai kỳ.

Những người phụ nữ được chuẩn đoán bệnh tiểu đường khi mang thai được gọi là đái tháo đường thai kỳ GDM. Đối với những người mắc tiểu đường khi mang thai, thường xảy ra sau khi mang thai, khi đó  cơ thể không thể sản xuất đầy đủ insulin cần thiết.

Đối với phụ nữ  mắc tiểu đường thai kỳ thì em bé vẫn hình thành và phát triển. Nguy cơ đối với thai nhi thấp hơn so với bà mẹ mắc bệnh rồi mới mang thai. Tuy nhiên, người mẹ vẫn cần kiểm soát lượng đường để tránh rủi ro cho em bé. Điều này có thể thực hiện thông qua chế độ ăn uống lành mạnh mà không cần thuốc hoặc insulin.

Tiểu đường trong thai kỳ thương biến mất sau khi sinh. Tuy nhiên, người mẹ sau đó có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 sau này. Trẻ sinh ra từ bà mẹ GDM có nguy cơ cao mắc bệnh béo phì và tiểu đường khi trưởng thành.

D.P

Related Posts

No Responses

Add Comment