Bệnh thủy đậu – triệu chứng và cách điều trị

Bệnh thủy đậu là bệnh truyền nhiễm khá nguy hiểm và có nguy cơ lây nhiễm cao. Việc chủ động nhận biết và điều trị rất quan trọng, tránh được các biến chứng.

Bệnh thủy đậu do siêu vi có tên Varicella Zoster Virus gây nên và trong môi trường thuận lợi sẽ lây truyền rất nhanh qua đường hô hấp. Trẻ em là đối tượng dễ bị lây nhiễm vì hệ thống miễn dịch kém và chưa có ý thức giữ gìn vệ sinh.

1. Triệu chứng của bệnh thủy đậu

Trước hết, người mắc bệnh thủy đậu sẽ có thời gian ủ bệnh, sốt nhẹ khoảng 2 -3 ngày. Thực tế, có nhiều người nhầm tưởng là dấu hiệu của sốt virus.

Bệnh thủy đậu 1

Bệnh nhân thủy đậu có hiện tượng sốt nhẹ

Sau khi sốt nhẹ, sẽ xuất hiện các mụn nước, các nốt mẩn ngứa trên da giống như côn trùng cắn.

Thông thường, các mụn nước sẽ xuất hiện từ thân sau đó lan ra các vùng ta và chân. Tùy thuộc vào cơ địa của từng người mà lượng mụn nước khác nhau.

Ở một số ít bệnh nhân có các triệu chứng kèm theo như: đau họng, cảm cúm đau người,…

Bệnh thủy đậu 2

Xuất hiện các bóng nước

2. Điều trị bệnh thủy đậu nhanh nhất

Là bệnh khởi phát hàng năm đặc biệt vào thời điểm giao mùa nên có nhiều liệu pháp điều trị  bao gồm liệu pháp khoa học và các bài thuốc dân gian.

–         Liệu pháp khoa học: Vì tính tiện dụng và hiệu quả cao nên nhiều người lựa chọn các biệt dược. Là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn gây lên, nên bạn có thể dùng các loại thuốc kháng sinh: chlopheniramin, loratadine…để chữa bệnh thủy đậu. Bên cạnh đó, có thể sử dụng các loại thuốc bôi tại chỗ như hồ nước, xanh methylen…Ngoài ra, cần điều trị hiện tượng mẩn ngứa – điều quan trọng trong điều trị bệnh thủy đậu bằng các loại thuốc kháng virus: Acyclovir (adenin guanosine), liều dùng tùy thuộc vào lứa tuổi và thể trọng của bệnh nhân.

Bệnh thủy đậu 3

Bài thuốc dân gian chữa thủy đậu hiệu quả (Lá dâu)

–         Các bài thuốc dân gian: Từ lâu, trong dân gian có nhiều loại thảo dược chữa bệnh thủy đậuhiệu quả, an toàn, không gây tác dụng phụ: Với các biểu hiện ngứa nhẹ sử dụng lá dâu, cam thảo, lá tre sắc uống. Bên cạnh đó, nếu bệnh tiến triển nặng và có cảm giác khô miệng, khát nước cần: hoa phấn, sa sâm, mạch môn, mỗi vị 8-12 gam, sắc uống.

Related Posts

Add Comment