Kết quả nghiên cứu cho thấy, bệnh đau mắt hột là nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa và là nguyên nhân thứ hai gây đục thủy tinh thể. Thời tiết thay đổi thất thường tạo điều kiện cho khuẩn gây bệnh phát triển khiến bệnh bùng phát mạnh.
1. Đau mắt hột và tác nhân gây bệnh
Bệnh đau mắt hột còn gọi là bệnh viêm kết mạc – giác mạc mãn tính. Trong môi trường thuận lợi bệnh lây lan nhanh và trở thành dịch.
Đau mắt hột do vi khuẩn Clamydia Trachomastis gây nên
Đau mắt hột do khuẩn Clamydia Trachomastis gây nên. Ngoài ra, bệnh đau mắt hột do vệ sinh mắt kém và do nguồn bệnh phát sinh từ sự ô nhiễm môi trường: Nước bẩn, tay bẩn, dùng chung khăn mặt, …
Con đường lây lan của bệnh đau mặt khá đa dạng: Sử dụng chung khăn mặt làm tăng nguy cơ lây bệnh, tắm nước ao hồ không sạch, do các côn trùng trung gian như ruồi…
2. Dấu hiệu bạn bị đau mắt hột
Giống như nhiều bệnh lý về mắt khác, bệnh đau mắt hột có triệu chứng đa dạng, mức độ nặng nhẹ tùy thuộc vào từng bệnh nhân. Có nhiều trường hợp bệnh nhẹ với các dấu hiệu ngứa mắt, cảm giác có hột bên trong, thường xuyên mỏi mắt..Nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh sẽ trở thành mãn tính, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là mù lòa
Có thể phân loại các triệu chứng của bệnh đau mắt hột như sau:
– Thể nhẹ: Bệnh nhân mắc bệnh ở thể nhẹ, có cảm giác ngứa mắt, cộm mắt, chảy nước mắt. Đó là do viêm kết mạc vì bị tổn thương nhẹ vùng mô giác mạc. Trong trường hợp này, nếu người bệnh giữ gìn vệ sinh vùng mắt tốt có thể tự khỏi bệnh.
Ngứa mắt – dấu hiệu của đau mắt hột
– Thể nặng: Khi bệnh tiến triển nặng hơn, cảm giác khó chịu tăng dần ở vùng mắt. Bệnh nhân thấy ngứa mắt thường xuyên, chảy nước mắt và có hiện tượng quáng gà vào buổi chiều.
3. Bệnh đau mắt hột và những biến chứng nguy hiểm
Trên thực tế, nhiều người chưa thực sự quan tâm đến bệnh đau mắt hột mà chỉ coi đó là dạng đau mắt bình thường, tự ý mua thuốc về nhà điều trị. Các bác sĩ khuyên rằng, không nên xem thường bệnh đau mắt hột vì nó có thể gây ra nhiều biến chứng nặng nề, thậm chí là mù lòa.
– Viêm kết mạc mãn tính: Đây là biến chứng thường gặp nhất của người bị bệnh đau mắt hột.
– Lông quặm: Nếu bệnh không được chữa trị kịp thời và dứt điểm sẽ gây nên tình trạng lông mi mọc không đúng chỗ, biến dạng, cọ sát liên tục vào giác mạc khiến giác mạc bị tổn thương nghiêm trọng. Tình trạng này kéo dài sẽ làm giảm thị lực, nhìn mờ và dẫn đến mù lòa.
– Loét giác mạc: Đó là hiện tượng bệnh nhân sợ ánh sáng, đau mắt, gây loạn thị…
Vệ sinh mắt thường xuyên để tránh bệnh đau mắt hột
Ngoài ra, bệnh đau mắt hột có thể gây bội nhiếm, loạn thị, khô mắt, khô giác mạc, viêm tuyến lệ…Vì những biến chứng nguy hiểm của bệnh nên bạn cần chủ động phòng bệnh hơn chữa bệnh: Vệ sinh vùng mắt sạch sẽ, không nên sử dụng chung khăn mặt, không tắm ao hồ….