Phần lớn mọi người khi ăn canh đều chỉ ăn phần cái và bỏ lại phần nước. Tuy nhiên, đây lại là một cách ăn không khoa học bởi khi bạn nấu canh càng lâu thì các chất dinh dưỡng trong phần cái bị ép ra ngoài càng nhiều và hòa chung với nước. Khi đó, lượng chất dinh dưỡng còn lại trong phần cái chỉ còn lại 5%.
Các món canh xương nên ăn cả phần nước
Chính vì nguyên tắc trên mà các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn khi ăn canh nên chú trọng hơn vào phần nước canh để bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể. Hơn nữa, vì chất dinh dưỡng đang ở dạng lỏng nên cơ thể cũng dễ hấp thu hơn là ở dạng rắn.
Trên thực tế, khi nấu các món canh từ các loại rau củ quả với thịt, xương và cá thì về nguyên tắc bạn không nên ninh quá lâu nếu không muốn hàm lượng vitamin và protein không bị mất đi trong quá trình nấu. Thời gian lý tưởng nhất cho bạn nấu các món canh này là 40-45 phút. Ngoài ra, khi nấu bạn cũng nên chú ý đậu vung nồi để tránh các chất dinh dưỡng chuyển sang thể hơi và bay mất.
Khi nấu canh nên đậu vung để tránh làm mất đi hàm lượng chất dinh dưỡng có trong rau
Nhiều người cho rằng thường xuyên ăn các loại loại canh xương giàu dinh dưỡng sẽ tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, đây lại là một quan niệm không hoàn toàn đúng bởi các món canh xương này khi ăn quá nhiều sẽ khiến cơ thể hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng như protein, purine, axit amin, carnosine,… dễ dẫn tới làm tăng axit uric trong máu gây bệnh gút. Do đó, bạn không nên cho các bệnh nhân gút, bệnh nhân tiểu đường ăn nhiều các loại canh giàu dinh dưỡng và chất béo.
Ngược lại, đối với các món canh luộc thì bạn lại nên ăn nhiều cái hơn là nước. Do thời gian nấu luộc ngắn nên các dưỡng chất vẫn được giữ lại gần như nguyện vẹn trong rau.
Các món rau luộc nên ăn nhiều phần cái
Trong quá trình ăn canh, bạn cũng nên chú ý đến nhiệt độ của canh. Thông thường khoang miệng và dạ dày chỉ có thể chịu được mức nhiệt độ tối đa là 60 độ C, vì vậy bạn không nên uống nước canh khi đang còn nóng. Đặc biệt vào mùa đông thì bạn nên để cho canh bớt nguội rồi ăn để ngăn ngừa bệnh ung thư thực quản.