Sai khớp hầu hết xảy ra khi lao động, cũng có thể do bẩm sinh hoặc bệnh lý. Cần nhận biết sớm đấu hiệu sai khớp để tìm cách chữa trị.
Các dấu hiệu nhận biết sai khớp:
– Đau do tổn thương rách bao khớp.
– Giảm hoặc mất hoàn toàn cơ năng vận động khớp.
– Hõm khớp bị rỗng. Đây là dấu hiệu đặc biệt của sai khớp, nhưng không phải khớp nào cũng có, mà chỉ gặp ở khớp vai, khớp hàm và một phần khớp khuỷu. Nếu người bệnh đi khám muộn thì sẽ khó nhận thấy do sưng nề nhiều.
– Biến dạng toàn chi: Nếu sai khớp vai thì tư thế cánh tay luôn biến dạng hoặc không khép sát vào thân được. Nếu sai khớp háng thì tư thế chi ngắn, gối xoay vào trong, bàn chân bên sai gác lên cổ chân bên lành.
– Dấu hiệu gồ bất thường do chỏm xương trật ra khỏi hõm khớp.
– Cử động đàn hồi, còn gọi là dấu hiệu lò xo, chỉ có trong sai khớp, do đầu xương trật ra chỗ khác và bị bó chặt trong khối cân cơ và dây chằng. Dù cố ý kéo hay đẩy khớp về vị trí bình thường thì khớp vẫn bật trở lại tư thế sai.
Một số bài thuốc dân gian trị bong gân, sai khớp
Bài thuốc từ lá na
Lá na 20g, quả đu đủ xanh 10g, vôi tôi 5g, muối ăn 5g; tất cả giã nát rồi hơ lửa cho nóng, đắp vào vùng bị bong gân, ngày đắp 1 lần.
Bài thuốc từ nghệ vàng
Giã nhỏ 40g nghệ vàng với 40 lá cúc tần, thêm 30ml rượu, sao với độ nóng vừa phải rồi bó vào chỗ bong gân, ngày làm 1 – 2 lần.
Giã nhỏ 40g nghệ vàng với 40g lá ngải cứu, thêm 30ml rượu trắng và 30ml giấm, sao nóng, bó vào chỗ sưng đau, ngày 1 – 2 lần.
Bài thuốc từ lá náng
Lá chìa vôi, lá cúc tần, lá ngải cứu, lá náng, lá thầu dầu tía; giã nát 1 trong 3 loại trên, trộn giấm hoặc rượu, sao nóng, đắp vào chỗ sưng đau, ngày 2 lần.
Bài thuốc từ lá cây bông sứ
Giã nhuyễn lá cây bông sứ (hoa đại), trộn với muối ăn, đắp lên chỗ sưng đau do bong gân. Lấy lá bông sứ khác hơ nóng rồi đắp lên trên, dùng băng băng lại để giữ thuốc, ngày làm 2 – 3 lần.
TT